Tin tức

Nhập quốc tịch nước nào khó nhất? 15 quốc gia cho phép nhập hai quốc tịch

Chương trình: Giải pháp An cư
Người đăng: Trần Thu Hiền Cập nhật: 22/07/2024

Sở hữu song tịch mang lại nhiều lợi ích và những trải nghiệm đa dạng cho đương đơn và gia đình. Tuy nhiên, không phải cứ muốn nhập quốc tịch khác là được vì thực tế có những quốc gia đặt ra các điều kiện khiến người nước ngoài khó có thể nhập tịch. Vậy nhập quốc tịch nước nào khó nhất và đâu là những điều cần lưu ý để hoàn thành thủ tục nhập tịch thành công? Bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc dành cho của quý vị quan tâm đến vấn đề này. 

Nhập quốc tịch nước nào khó nhất?

Mỗi quốc gia đều đưa ra quy định điều kiện nhập quốc tịch khác nhau. Người nước ngoài có thể lựa chọn các hình thức nhập quốc tịch khác nhau, chẳng hạn bảo lãnh gia đình, làm việc hoặc đầu tư, tị nạn, v.v. Dưới đây là 5 quốc gia nổi tiếng với quy trình nhập quốc tịch khắt khe quý vị cần lưu ý:

Nước Đức

Nhập quốc tịch Đức từ lâu nổi tiếng là khó, trừ khi quý vị là công dân của một quốc gia khác thuộc Liên minh Châu Âu. Để nhập quốc tịch Đức, quý vị cần có khả năng sử dụng tiếng Đức cũng như những hiểu biết về hệ thống chính trị – xã hội của quốc gia này. Ngoài ra, đương đơn xin nhập quốc tịch Đức cũng cần chứng minh bản thân có năng lực làm việc, chỗ ở ổn định và đóng góp vào quỹ hưu trí quốc gia. Đồng thời, đương đơn cần đáp ứng điều kiện cư trú hợp pháp tại quốc gia này ít nhất 8 năm. Mặc dù vậy, yêu cầu thời gian cư trú hợp pháp tại Đức có thể giảm xuống 7 năm nếu đương đơn vượt qua bài thi quốc tịch và sẵn sàng từ bỏ quốc tịch gốc của mình, trừ một số trường hợp ngoại lệ.

>> Tham khảo:

Nước Thụy Sĩ

Thụy Sĩ, nổi tiếng với cảnh quan tuyệt đẹp và chất lượng cuộc sống cao, là một trong những quốc gia có quy trình nhập tịch nghiêm ngặt nhất Châu Âu. Ngoại trừ trường hợp là công dân Châu Âu, đương đơn phải sống tối thiểu 10 năm ở Thụy Sĩ với Giấy phép cư trú loại C, đồng thời phải thành thạo một trong các ngôn ngữ của Thụy Sĩ (tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý hoặc tiếng Romansh) mới có thể đủ điều kiện nộp đơn xin nhập quốc tịch Thụy Sĩ.

Quy trình nhập quốc tịch Thụy Sĩ bao gồm nhiều giai đoạn phê duyệt của Liên bang, Tiểu bang và cộng đồng, mỗi giai đoạn có các yêu cầu khác nhau. 

Nếu quý vị đủ điều kiện để thường trú tại Thụy Sĩ theo thời gian sống ở quốc gia này, quý vị cũng có thể đủ điều kiện để nộp đơn xin nhập quốc tịch Thụy Sĩ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chắc chắn sẽ được nhập quốc tịch Thụy Sĩ vì còn cần một số điều kiện khác kèm theo như đề cập và chứng minh bản thân có thể hòa nhập tốt với môi trường sống cũng như đảm bảo tuân thủ pháp luật, không là mối đe dọa an ninh trong hoặc ngoài Thụy Sĩ.

>> Xem thêm:

Hộ chiếu Thụy Sĩ cũng là một trong những quyển hộ chiếu quyền lực nhất và khó có thể sở hữu nhất

Hộ chiếu Thụy Sĩ cũng là một trong những quyển hộ chiếu quyền lực nhất và khó có thể sở hữu nhất

Nước Nhật Bản

Hộ chiếu Nhật Bản là một trong những hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, duy trì các yêu cầu nghiêm ngặt về nhập tịch. Để trở thành công dân Nhật Bản, quý vị cần đáp ứng các điều kiện như phải sống ở quốc gia này tối thiểu 5 năm, chứng minh không vi phạm pháp luật trong thời gian cư trú tại quốc gia này, đảm bảo các yêu cầu về tài chính, nguồn thu nhập ổn định để có thể tự nuôi sống bản thân khi đang cư trú tại Nhật Bản. Đặc biệt là sau khi được chấp thuận cấp quốc tịch Nhật Bản, đương đơn phải từ bỏ quốc tịch gốc của mình. 

>> Tham khảo:

Nước Mỹ

Mặc dù là quốc gia được hình thành và tồn tại bởi phần lớn người nhập cư nhưng kể từ những năm 2000 đến nay, quy trình xin nhập quốc tịch Mỹ bắt đầu trở nên khắt khe hơn để thực hiện cái gọi là cuộc chiến chống khủng bố. Vì vậy, có rất nhiều thủ tục cũng như các quy định riêng dành cho người nước ngoài nhập cư muốn nhập quốc tịch Mỹ. Trừ trường hợp xin nhập quốc tịch Mỹ thông qua diện làm việc hoặc bảo lãnh gia đình, hầu hết các trường hợp xin nhập quốc tịch khác đều gặp nhiều khó khăn.

Đương đơn đã sở hữu Thẻ xanh Mỹ (tình trạng thường trú nhân) trong 5 năm có thể bắt đầu quá trình nộp đơn xin nhập quốc tịch Mỹ bằng cách điền vào mẫu đơn và tham gia những bài kiểm tra đánh giá năng lực về kiến thức lịch sử, chính trị, giáo dục công dân, khả năng ngôn ngữ. Trước khi chính thức trở thành công dân Mỹ, đương đơn phải tuyên thệ theo Hiến pháp Mỹ. Đồng thời, quý vị được sở hữu song tịch, nghĩa là nước Mỹ không yêu cầu quý vị từ bỏ quốc tịch gốc để sở hữu quốc tịch Mỹ. 

>> Tham khảo: 

Nước Áo

Nổi tiếng với quy định nhập cư khắt khe, Áo được xem là một trong những quốc gia có quy trình cấp quốc tịch mất nhiều thời gian nhất ở Châu Âu. Người nước ngoài không phải là công dân Châu Âu muốn ở lại Áo hơn 6 tháng phải có Giấy phép cư trú trước khi nhập cảnh. Những ai có ý định sinh sống tại Áo lâu hơn 24 tháng phải ký “Thỏa thuận Hội nhập” nhằm mục đích củng cố kỹ năng ngôn ngữ (tiếng Đức) và tăng cường khả năng hòa nhập vào đời sống xã hội, kinh tế và văn hóa của đất nước này.

Người có Giấy phép cư trú dài hạn phải sống liên tục ở Áo ít nhất 10 năm mới đủ điều kiện để nhập quốc tịch Áo. Nếu được chấp thuận, ứng viên phải từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình.

>> Xem thêm:

Những quốc gia dễ nhập quốc tịch nhất hiện nay

So sánh việc nhập quốc tịch nước nào khó nhất để thấy rằng thực tế vẫn có những quốc gia dễ nhập quốc tịch nhất hiện nay:

>> Xem thêm:

Hungary được đánh giá là một trong những quốc gia dễ nhập quốc tịch nhất

Hungary được đánh giá là một trong những quốc gia dễ nhập quốc tịch nhất

Top 16 quốc gia cho phép nhập hai quốc tịch

Sở hữu “quốc tịch kép” là định nghĩa dành cho những cá nhân được phép giữ quốc tịch của hai quốc gia cùng một lúc, điều này đồng nghĩa với việc cá nhân được công nhận là công dân của nhiều quốc gia khác nhau, họ cũng có quyền và nghĩa vụ tương ứng với mỗi quốc tịch mà họ sở hữu.

Quốc tịch kép mang lại cho cá nhân nhiều lợi ích:

  • Quyền đi lại tự do giữa các quốc gia, cơ hội du lịch đến nhiều đất nước cũng trở nên rộng mở và dễ dàng hơn. 
  • Được tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe tiên tiến nhất, thoải mái chọn lựa dịch vụ giữa 2 quốc gia.
  • Cơ hội phát triển sự nghiệp, đẩy mạnh kinh doanh. Công dân sở hữu 2 quốc tịch có điều kiện phát triển ở cả 2 nơi mà không cần xin thị thực làm việc.
  • Cơ hội rộng mở hơn cho con cái vì có quốc tịch kép giúp trẻ em tiếp cận với nhiều nền văn hóa, giáo dục khác nhau. Trẻ có thể mở rộng tầm nhìn, kích thích sự phát triển văn hóa và giáo dục đa chiều, tăng khả năng thích ứng với môi trường đa quốc gia, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp, mức độ hiểu biết và sự linh hoạt trong cuộc sống của trẻ.
  • Quyền hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, kinh tế và pháp lý của từng quốc gia mà họ là công dân cũng được đảm bảo. Tuy nhiên, việc quản lý và thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến từng quốc tịch cũng có thể phức tạp và phụ thuộc vào các quy định của từng quốc gia.

Bên cạnh các ưu điểm rất đáng để ghi nhận, người sở hữu hai quốc tịch cũng có thể phải đối diện với những thách thức như:

  • Thủ tục giấy tờ để cấp quốc tịch thứ hai thường phức tạp hơn: Để được cấp quốc tịch thứ 2 là một quy trình thường tốn nhiều thời gian với nhiều thủ tục rắc rối kéo dài.
  • Có khả năng phải bị đánh thuế hai lần: Có nguy cơ cao phải nộp thuế cho cả hai quốc gia. Chẳng hạn tại Mỹ, người có 2 quốc tịch dù sinh sống ở đất nước khác vẫn phải chịu thuế như bình thường. 
  • Thực hiện nghĩa vụ kép đối với 2 quốc gia: Là người sở hữu 2 quốc tịch đồng nghĩa với việc quý vị phải đảm bảo tuân thủ luật pháp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với cả 2 quốc gia. Nếu chẳng may có sự xung đột xảy ra giữa 2 nước, lựa chọn 1 bên có thể dẫn đến tình trạng mất quốc tịch ở nước còn lại hoặc thậm chí có khả năng phải ra tòa.

Dưới đây là danh sách 15 quốc gia cho phép sở hữu song tịch phổ biến:

>> Xem thêm:

Sở hữu song tịch mang lại nhiều lợi ích cho đương đơn và gia đình nhưng cũng tồn tại nhiều thách thức phải đối mặt

Sở hữu song tịch mang lại nhiều lợi ích cho đương đơn và gia đình nhưng cũng tồn tại nhiều thách thức phải đối mặt

Những lưu ý để nhập quốc tịch thành công

Bên cạnh việc tìm hiểu xem nhập quốc tịch nước nào khó nhất và dễ nhất, quý vị cũng cần chú trọng đến một số lưu lưu ý để nhập tịch thành công. Tùy vào quốc gia quý vị muốn nhập quốc tịch thứ hai, thủ tục và quy trình xin nhập tịch sẽ có những khác biệt nhất định. Việc nhập quốc tịch phức tạp hay đơn giản, thời gian nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào từng quốc gia cũng như hình thức quý vị lựa chọn để xin nhập tịch. Theo đó, dưới đây những cách nhập quốc tịch được đánh giá là dễ dàng nhất:

  • Nhập quốc tịch thông qua việc nộp đơn xin nhập quốc tịch: Cách này tương đối đơn giản, dễ thực hiện nếu quý vị có lý do hợp pháp để ở lại nước đó lâu dài (học tập, làm việc, hoặc đầu tư, v.v.) Sau thời gian cư trú đủ dài, quý vị có thể chủ động thực hiện thủ tục xin nhập quốc tịch. Ví dụ: Bồ Đào Nha yêu cầu người xin nhập quốc tịch phải cư trú ít nhất 5 năm, trong khi Hy Lạp yêu cầu này lên đến 7 năm.
  • Nhập quốc tịch theo quan hệ huyết thống: Một cách nữa để dễ dàng lấy được quốc tịch ở quốc gia khác chính là nhập tịch theo diện quan hệ huyết thống. Nhập quốc tịch theo quan hệ huyết thống là quy trình cho phép một người trở thành công dân của một quốc gia dựa trên mối quan hệ huyết thống với cha mẹ, ông bà hoặc tổ tiên là công dân của quốc gia đó. Khi chứng minh được mối quan hệ này thì việc trở thành công dân ở quốc gia đó khá đơn giản. 
  • Nhập quốc tịch thông qua hình thức đầu tư: Nhập quốc tịch qua đầu tư là chương trình cho phép các cá nhân và gia đình trở thành công dân của một quốc gia bằng cách đầu tư một khoản tiền nhất định vào nền kinh tế của quốc gia đó. Đây là hình thức thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài giúp thúc đẩy phát triển kinh tế của một quốc gia. 

Mỗi quốc gia đưa ra quy định cụ thể về mức đầu tư cần thiết để đủ điều kiện cấp quốc tịch. Khoản đầu tư này được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đầu tư vào bất động sản, quỹ phát triển quốc gia hoặc các dự án kinh doanh, doanh nghiệp, v.v.

Chương trình đầu tư sở hữu quốc tịch phổ biến nhất hiện nay là Hungary, Latvia, Slovenia, Bulgaria, Tây Ban Nha, Malta và Ireland, v.v. Để được tư vấn chi tiết chương trình phù hợp với nhu cầu và điều kiện của quý vị, vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên viên của SI Group chúng tôi. 

>> Có thể quý vị quan tâm:

Trên đây là giải đáp nhập quốc tịch nước nào khó nhất và việc sở hữu quốc tịch nước nào là dễ nhất cùng chia sẻ kinh nghiệm sở hữu song tịch thành công. Nếu vẫn còn thắc mắc về các chương trình sở hữu song tịch, vui lòng liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của SI Group để được tư vấn thêm:

🏢: Tầng 44 Bitexco Financial Tower, 02 Hải Triều, Bến Nghé, Quận 1, HCM.

🏛️: Tầng 19, Capital Place, 29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

☎️: (+84)979 355 355

Khám phá thêm về SI Group

Facebook | Zalo | Linkedin | Youtube 

>> XEM THÊM:

Các tin tức liên quan
Liên Hệ Tư Vấn
Điều làm nên khác biệt của SI Group chính là từng giải pháp được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu, điều kiện riêng biệt của từng Quý khách hàng. Chúng tôi cung cấp giải pháp tối ưu nhất dành riêng cho Quý khách, đồng thời cam kết tỷ lệ thành công và thời gian hoàn thành cho từng dịch vụ.
Để được tư vấn chính xác, nhanh chóng và bảo mật, Quý khách liên hệ trực tiếp Hotline (+84) 979 355 355 hoặc để lại thông tin. Đội ngũ với hơn 20 năm kinh nghiệm của SI Group luôn sẵn sàng để kết nối và tư vấn miễn phí.