https://sigroup.vn/wp-content/themes/sigroup/assets/images/ic-seach.png
Tin tức

Commonwealth là gì? Các nước thành viên thuộc Khối Thịnh Vượng Chung

Quốc gia: Định cư Châu Âu
Chương trình: Giải pháp An cư
Người đăng: Trần Thu Hiền Cập nhật: 16/07/2024

Bắt nguồn từ Đế quốc Anh, nơi cai trị nhiều quốc gia trên thế giới. Mãi đến sau này các quốc gia giành độc lập nhưng vẫn duy trì mối quan hệ hữu nghị hợp tác thông qua việc tham gia vào Khối Thịnh Vượng Chung Commonwealth. Đây là tổ chức chính trị lâu đời nhất được thành lập năm 1931. Vậy Commonwealth là gì? Các nước thành viên được hưởng các lợi ích gì và chương trình định cư các nước khối Commonwealth có gì hấp dẫn? Bài viết dưới đây chia sẻ thông tin cần thiết đến quý vị quan tâm. 

Commonwealth là gì?

Commonwealth – Khối Thịnh Vượng Chung là Hiệp hội tự nguyện của 56 quốc gia độc lập và bình đẳng, hợp tác hướng đến mục tiêu chung phát triển, dân chủ và hòa bình. Đây là nơi sinh sống của 2.5 tỷ người, bao gồm cả các nền kinh tế tiên tiến và các nước đang phát triển. 33 thành viên Commonwealth là các quốc gia nhỏ, bao gồm nhiều quốc đảo.

Khối Thịnh Vượng Chung có nguồn gốc từ Đế quốc Anh. Nhưng ngày nay, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể gia nhập Khối Thịnh Vượng Chung hiện đại. Hai quốc gia cuối cùng gia nhập Commonwealth là Gabon và Togo vào năm 2022.

>> Có thể quý vị quan tâm:

Các nước thành viên của Commonwealth

Commonwealth bao gồm 56 quốc gia thành viên, trải dài trên khắp các lục địa, cụ thể như sau: 

Châu Phi

Châu Á

Caribbean và Châu Mỹ

Châu Âu

Châu Đại Dương

  • Botswana
  • Cameroon
  • Gabon
  • Gambia
  • Ghana
  • Kenya
  • Vương quốc Eswatini
  • Lesotho
  • Malawi
  • Mauritius
  • Mozambique
  • Namibia
  • Nigeria
  • Rwanda
  • Seychelles
  • Sierra Leone
  • Nam Phi
  • Togo
  • Uganda
  • Cộng hòa thống nhất Tanzania
  • Zambia
  • Bangladesh
  • Brunei Darussalam
  • Ấn Độ
  • Malaysia
  • Maldives
  • Pakistan
  • Singapore
  • Sri Lanka
  • Úc 
  • Fiji
  • Kiribati
  • Nauru
  • New Zealand
  • Papua New Guinea
  • Samoa
  • Quần đảo Solomon
  • Tonga
  • Tuvalu
  • Vanuatu

>> Tham khảo:

Cách thức tổ chức hoạt động của Commonwealth 

Khối Thịnh Vượng Chung Commonwealth khác với các tổ chức quốc tế khác như Liên Hiệp Quốc hoặc Tổ chức Thương mại Thế giới. Commonwealth không có Hiến pháp hoặc Điều lệ hoạt động chính thức. Các thành viên không có nghĩa vụ pháp lý hoặc chính thức nào đối với nhau. Họ gắn kết với nhau bằng các truyền thống, thể chế và kinh nghiệm chung cũng như bằng lợi ích kinh tế. Hành động của Khối Thịnh Vượng Chung dựa trên sự tham vấn giữa các thành viên, được thực hiện thông qua thư từ và các cuộc trò chuyện trong các cuộc họp. 

Mặc dù không mang tính thừa kế, nhưng theo truyền thống, người đứng đầu Khối Thịnh Vượng Chung thông thường là Nữ hoàng Anh. Người đứng đầu Chính phủ của các quốc gia thành viên cùng ra quyết định chính của Khối Thịnh Vượng Chung. Ban Thư ký của Khối Thịnh Vượng Chung, đứng đầu là tổng thư ký chịu trách nhiệm tổ chức và điều phối các hoạt động của Khối Thịnh Vượng Chung, đồng thời tạo mối quan hệ liên kết giữa các quốc gia thành viên. Ban Thư ký chịu trách nhiệm trước Hội đồng Thống đốc, bao gồm cao ủy của các quốc gia thành viên tại Vương quốc Anh. Tại các sự kiện quốc tế cấp cao, Khối Thịnh Vượng Chung được đại diện bởi Chủ tịch tại Văn phòng, luân phiên giữa các quốc gia thành viên sau mỗi 2 năm.

>> Tham khảo:

Theo truyền thống, Nữ hoàng Anh thường là người đứng đầu Khối Thịnh Vượng Chung Commonwealth

Theo truyền thống, Nữ hoàng Anh thường là người đứng đầu Khối Thịnh Vượng Chung Commonwealth

Vai trò của Commonwealth đối với các nước thành viên

Khối Thịnh Vượng Chung Commonwealth hoạt động hướng đến mục tiêu chung bao gồm:

  • Bảo vệ môi trường và khuyến khích sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền và biển;
  • Thúc đẩy phát triển thương mại và nền kinh tế các quốc gia thành viên; 
  • Ủng hộ dân chủ, Chính phủ và pháp quyền;
  • Phát triển xã hội và tầng lớp thanh thiếu niên, bao gồm bình đẳng giới, giáo dục, y tế và thể thao;
  • Hỗ trợ các quốc gia nhỏ, giúp họ giải quyết những thách thức cụ thể mà họ phải đối mặt.

Quỹ Hợp tác Kỹ thuật Khối Thịnh Vượng Chung (CFTC) là cách thức chủ yếu mà Ban Thư ký Khối Thịnh Vượng Chung dùng để hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia thành viên. 

>> Tham khảo:

Lợi ích của công dân thuộc Commonwealth

Công dân Commonwealth được hưởng các lợi ích sau đây: 

  • Tự do đi lại: Công dân Commonwealth được hưởng quyền tự do đi lại giữa quốc gia gốc với quốc gia thành viên. 
  • Hỗ trợ ngoại giao và lãnh sự: Công dân Commonwealth được nhận hỗ trợ bởi cơ quan lãnh sự Vương Quốc Anh ở nước ngoài không thuộc khối, trong trường hợp không có cơ quan lãnh sự của nước họ tại quốc gia đó. 
  • Chính sách giáo dục và cơ hội nghề nghiệp: Nhiều quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung cấp học bổng, chương trình thực tập và phát triển nghề nghiệp dành cho công dân Commonwealth.
  • Hệ thống và thông lệ pháp lý chung: Lịch sử và truyền thống pháp lý chung giữa các quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung có thể đơn giản hóa một số thủ tục pháp lý và hành chính cho công dân thuộc Khối. Ví dụ như khi cư trú tại Vương Quốc Anh, công dân Khối Thịnh Vượng Chung thường được miễn đăng ký với cảnh sát địa phương và có thể được tuyển dụng vào các vị trí trong cơ quan công vụ cũng như đủ điều kiện nhập ngũ vào lực lượng vũ trang Vương Quốc Anh.
  • Kết nối văn hóa và xã hội: Công dân Khối Thịnh Vượng Chung thúc đẩy trao đổi văn hóa, hợp tác học thuật và mạng lưới xã hội giữa các quốc gia thành viên.

Ngoài ra, các quốc gia thành viên Khối Thịnh Vượng Chung Commonwealth được hưởng lợi khi trở thành một phần của cộng đồng các quốc gia độc lập và có chủ quyền được hỗ trợ bởi hơn 80 tổ chức Khối Thịnh Vượng Chung. Cụ thể:

  • Được hỗ trợ để đạt được sự phát triển, dân chủ và hòa bình;
  • Các quốc gia nhỏ, dễ bị tổn thương hoặc những người trẻ tuổi có thể tìm được tiếng nói chung, tiếng nói đại diện bởi Khối Thịnh Vượng Chung; 
  • Công lý và nhân quyền được đề cao bởi Khối Thịnh Vượng Chung thực hiện việc quản trị, xây dựng các thể chế toàn diện;
  • Phát triển kinh tế, thúc đẩy thương mại; 
  • Giải quyết các mối đe dọa như biến đổi khí hậu, nợ nần và bất bình đẳng;
  • Được hỗ trợ tiếp cận công nghệ, kết nối với bên ngoài nếu gặp cản trở. 

>> Có thể quý vị quan tâm:

Công dân Commonwealth được hưởng các quyền tự do đi lại trong khối cũng như hỗ trợ ngoại giao, lãnh sự từ Vương Quốc Anh

Công dân Commonwealth được hưởng các quyền tự do đi lại trong khối cũng như hỗ trợ ngoại giao, lãnh sự từ Vương Quốc Anh

Các chương trình định cư của Commonwealth

Định cư tại các quốc gia Commonwealth mang đến nhiều lợi ích về quyền tự do đi lại cũng như hỗ trợ ngoại giao, lãnh sự và mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp bởi sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên. Để giúp quý vị dễ dàng tham khảo, dưới đây là gợi ý các chương trình định cư của Commonwealth phổ biến nhất: 

Định cư Úc

Visa định cư Úc gồm định cư diện tay nghề và định cư diện đầu tư. Trong đó, đáng chú ý nhất là các chương trình định cư Úc diện tay nghề. Hiện tại, theo công bố Hạn ngạch nhập cư 2024 – 2025, quốc gia này nâng hạn mức cấp visa đối với diện tay nghề nhằm bổ sung lao động thiếu hụt. Song song đó, quốc gia này thông báo đóng cửa Visa 188 – Đầu tư Đổi mới Kinh doanh và cơ hội mới dành cho các nhà đầu tư trong bối cảnh này là chuẩn bị sẵn sàng trước khi Visa Sáng tạo Quốc gia được ban hành vào cuối năm nay. 

Visa Đổi mới Quốc gia nhắm đến mục tiêu cung cấp lộ trình trở thành thường trú nhân Úc cho những người nước ngoài có tài năng đặc biệt đến Úc định cư, bao gồm Doanh nhân đạt thành tích cao, Nhà đầu tư trọng yếu và Nhà nghiên cứu toàn cầu. Trong đó, các điều kiện cấp visa mới được dự đoán như sau: 

Đối với diện Doanh nhân đạt thành tích cao: 

  • Tổng giá trị tài sản ròng;
  • Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp hiện đang sở hữu hoặc quản lý;
  • Đã và đang sở hữu một phần đáng kể trong doanh nghiệp;
  • Chứng minh việc quản lý vận hành kinh doanh thành công và bày tỏ ý định muốn sở hữu, quản lý doanh nghiệp tại Úc;
  • Được Tỉnh bang hoặc Vùng lãnh thổ nước Úc đề cử.

Đối với diện Nhà đầu tư trọng yếu: 

  • Vốn đầu tư ban đầu lớn;
  • Nhận đề cử của Tỉnh bang hoặc Vùng lãnh thổ Úc;
  • Nhận được Thư mời nộp hồ sơ.

Đối với diện Nhà nghiên cứu toàn cầu: 

  • Nhận giải thưởng quốc tế hoặc được công nhận các tài năng đặc biệt;
  • Kinh nghiệm làm việc tại Úc hoặc đủ khả năng tài chính để tự thành lập và làm việc độc lập trong lĩnh vực chuyên môn;
  • Nhận đề cử. 

>> Xem thêm: 

Định cư Canada 

Chương trình định cư Canada phổ biến nhất hiện nay là Express Entry, Đề cử Tỉnh bang và Khởi nghiệp. 

>> Tham khảo:

Định cư Canada là một trong những chương trình định cư của Commonwealth phổ biến hiện tại

Định cư Canada là một trong những chương trình định cư của Commonwealth phổ biến hiện tại

Định cư Vương Quốc Anh

Định cư Vương Quốc Anh dễ dàng và nhanh chóng với visa tay nghề tự bảo lãnh được xử lý nhanh chóng chỉ từ 6-9 tháng cùng lộ trình lên thường trú nhân sau 5 năm. Điều kiện định cư Vương Quốc Anh thông qua visa tay nghề tự bảo lãnh: 

  • Trình độ tiếng Anh: IELTS UKVI 4.5;
  • Thành lập doanh nghiệp tại Anh quốc: Có doanh nghiệp tại Vương Quốc Anh và nguồn tài chính tối thiểu được đề xuất là 50,000 GBP (xấp xỉ 1.5 tỷ đồng) và bổ nhiệm giám đốc hoặc người nhận uỷ quyền tại Vương Quốc Anh.
  • Năng lực chuyên môn: Có chuyên môn, kỹ năng hoặc kinh nghiệm liên quan tới loại hình doanh nghiệp kinh doanh.

>> Xem thêm:

Định cư Malta 

Định cư Malta là chương trình đầu tư sở hữu trực tiếp quốc tịch duy nhất cho phép đưa cả gia đình 4 thế hệ sang Malta sinh sống, học tập và làm việc. Đồng thời được hưởng nhiều chính sách phúc lợi như công dân Châu Âu.

Điều kiện tham gia chương trình đầu tư sở hữu trực tiếp quốc tịch Malta: 

  • Nhân thân: Từ đủ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt và lý lịch trong sạch;
  • Thời gian cư trú: Tối thiểu 36 tháng, trừ trường hợp ngoại lệ;
  • Đầu tư bất động sản theo 1 trong 2 hình thức sau: Mua bất động sản tối thiểu 700,000 EUR hoặc thuê bất động sản tối thiểu 16,000 EUR/năm. Đồng thời, duy trì bất động sản sở hữu ít nhất 5 năm;
  • Đóng góp Chính phủ: 600,000 EUR nếu nhập tịch sau 3 năm cư trú hoặc 750,000 EUR nếu nhập tịch sau 1 năm cư trú;
  • Quyên góp 10,000 EUR vào tổ chức phi Chính phủ;
  • Mua bảo hiểm y tế đầy đủ cho cả gia đình.

>> Xem thêm:

Định cư New Zealand 

Đầu tư lấy thẻ thường trú New Zealand là chương trình dành cho nhà đầu tư sở hữu visa cư trú trên 2 năm được phép trở thành thường trú nhân và hưởng các quyền lợi gần đầy đủ như công dân New Zealand.

Điều kiện đầu tư sở hữu thường trú nhân New Zealand: 

  • Sở hữu thị thực cư trú trên 2 năm;
  • Chứng minh nguyện vọng sinh sống lâu dài tại New Zealand bằng một trong những điều sau: Cư trú thời gian đủ dài tại New Zealand, cư trú thuế tại New Zealand, đầu tư tối thiểu 1,000,000 NZD vào New Zealand hoặc sở hữu doanh nghiệp tại New Zealand hoặc thành lập cơ sở hoạt động doanh nghiệp tại New Zealand. 

>> Tham khảo:

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về Commonwealth là gì, cách thức tổ chức hoạt động cũng như lợi ích của công dân các nước thành viên trong Khối, đặc biệt nhất là chương trình định cư của Commonwealth. Trong trường hợp thắc mắc về các chương trình định cư Commonwealth, vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn: 

🏢: Tầng 44 Bitexco Financial Tower, 02 Hải Triều, Bến Nghé, Quận 1, HCM.

🏛️: Tầng 19, Capital Place, 29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

☎️: (+84)979 355 355

Khám phá thêm về SI Group

Facebook | Zalo | Linkedin | Youtube 

>> XEM THÊM:

Các tin tức liên quan
Liên Hệ Tư Vấn
Điều làm nên khác biệt của SI Group chính là từng giải pháp được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu, điều kiện riêng biệt của từng Quý khách hàng. Chúng tôi cung cấp giải pháp tối ưu nhất dành riêng cho Quý khách, đồng thời cam kết tỷ lệ thành công và thời gian hoàn thành cho từng dịch vụ.
Để được tư vấn chính xác, nhanh chóng và bảo mật, Quý khách liên hệ trực tiếp Hotline (+84) 979 355 355 hoặc để lại thông tin. Đội ngũ với hơn 20 năm kinh nghiệm của SI Group luôn sẵn sàng để kết nối và tư vấn miễn phí.