Có nên định cư ở Châu Âu không? 9 lý do nên định cư ở các nước Châu Âu
Nếu chỉ xem xét các lý do thuyết phục các nhà đầu tư có nên định cư ở Châu Âu không, chẳng hạn quyền tự do đi lại, học tập và làm việc giữa các quốc gia trong khu vực, v.v. là chưa đủ. Chúng ta cần nhìn nhận một cách tổng thể, cả về những thách thức có thể phải đối diện khi lựa chọn cuộc sống mới ở đây. Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin cần thiết đến quý vị quan tâm vấn đề có nên định cư ở Châu Âu không.
Những lý do nên định cư Châu Âu
Thực tế, có rất nhiều lý do thuyết phục nhà đầu tư quyết định có nên định cư ở Châu Âu không, cụ thể:
Quy trình, thủ tục chứng minh tài chính đơn giản nhanh chóng
Đa phần các Chương trình Đầu tư Định cư ở Châu Âu đều có quy trình, thủ tục chứng minh tài chính đơn giản và nhanh chóng. Thời gian xử lý hồ sơ trung bình của hầu hết các chương trình đầu tư định cư Châu Âu khoảng 2 – 3 tháng, trừ một số quốc gia có lượng hồ sơ tồn đọng lớn như Hy Lạp.
Nền giáo dục hàng đầu thế giới
Hệ thống giáo dục của Châu Âu được thiết lập với nhiều chương trình học hiện đại, nhất là ở bậc Đại học, nhờ đó mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội phát triển kỹ năng, kiến thức đa dạng trong các lĩnh vực. Thêm vào đó, nền giáo dục tại Châu Âu vốn được công nhận trên toàn thế giới, đảm bảo học sinh, sinh viên luôn được học tập trong nền giáo dục chất lượng cùng với thành tích học tập xuất sắc. Kết thúc khóa học, du học sinh có thể sử dụng bằng cấp Châu Âu để làm việc tại các quốc gia lớn trên thế giới ngoài quốc gia cấp bằng, chẳng hạn Úc, Mỹ, Canada, v.v.
Hoạt động đầu tư có tiềm năng sinh lời hấp dẫn
Châu Âu sở hữu đồng EUR với giá trị tiền tệ luôn thuộc top đầu trên toàn cầu. Nơi đây cũng được xem là cái nôi của nền kinh tế thế giới. Đồng thời, Chính phủ các quốc gia ở Châu Âu có chính sách quản lý minh bạch và nghiêm ngặt, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào quốc gia của họ một cách tốt nhất có thể.
Mặt khác, khi lựa chọn đầu tư định cư Châu Âu, quý vị được tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng, công nghệ hiện đại, đặc biệt nhiều hoạt động đầu tư còn mang đến tiềm năng sinh lời hấp dẫn bởi các chính sách ưu đãi về thuế.
Tại một số quốc gia, chẳng hạn Hungary không có rào cản thuế quan, giúp giảm chi phí giao dịch và vận chuyển hàng hóa. Sau khi kết thúc thời hạn đầu tư và đạt mục đích trở thành công dân Châu Âu, nhà đầu tư hoàn toàn có thể thoái vốn (nếu muốn).
>> Tham khảo thêm:
- Đầu tư định cư Úc: Điều kiện và chính sách của các diện định cư
- Visa EB-5 là gì? Định cư Mỹ theo chương trình EB-5 [update 2024]
Cơ hội nghề nghiệp mở rộng
Châu Âu là khu vực có nền kinh tế phát triển với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chiếm 1/6 toàn cầu. Vì vậy, nơi đây mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và việc làm cho quý nhà đầu tư cùng với gia đình đến an cư.
Hiện tại, thị trường làm việc tại Châu Âu đang phát triển đáng kể, mang đến nhiều cơ hội làm việc cho các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau. Châu Âu khuyến khích người nước ngoài nhập cư bởi người nhập cư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia tại khu vực này.
>> Có thể quý vị quan tâm:
Chất lượng cuộc sống cao
Các quốc gia ở Châu Âu nổi tiếng có chất lượng cuộc sống cao với các chế độ an sinh xã hội và phúc lợi từ bảo hiểm, hưu trí được đánh giá tốt nhất. Đồng thời, quý vị được sử dụng dịch vụ y tế chất lượng, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và hưởng mức thuế ưu đãi dành cho người nhập cư.
Hầu hết các quốc gia ở tại châu lục này đều xếp hạng cao về thước đo tuổi thọ, chỉ số phát triển con người (HDI), giáo dục và thu nhập bình quân đầu người.
Quan trọng nhất là điều kiện định cư Châu Âu tại một số quốc gia cho phép đương đơn có thể đưa cả gia đình 4 thế hệ (bao gồm ông bà, cha mẹ, vợ/chồng và con cái) đến đây sinh sống, học tập và làm việc, điển hình Chương trình đầu tư định cư Malta.
Môi trường an toàn
Châu Âu có tỷ lệ tội phạm thấp hơn so với các khu vực khác bởi hệ thống pháp luật nghiêm ngặt, chất lượng cuộc sống tốt đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của công dân. Việc lựa chọn định cư tại quốc gia có môi trường sống an toàn giúp quý vị và gia đình an tâm hơn để sinh sống, học tập và phát triển sự nghiệp của mình.
Di chuyển giữa các quốc gia thuộc khối Schengen và EU dễ dàng hơn
Lý do quyết định có nên định cư ở Châu Âu hay không chính là có thể dễ dàng tự do đi lại, học tập và làm việc dễ dàng giữa các quốc gia thuộc khối Schengen và EU mà không cần xin visa. Ngoài ra, tùy vào xếp hạng hộ chiếu của quốc gia Châu Âu lựa chọn định cư, quý vị còn có quyền tự do đi lại hơn 160 quốc gia khác không cần xin thị thực.
Thiên nhiên phong phú, văn hóa đa dạng
Hơn 40% diện tích Châu Âu được bao phủ bởi rừng với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, dãy Alpes hùng vĩ trải dài trên lãnh thổ của 8 quốc gia khác nhau. Nhiều sông hồ, vịnh biển và đại dương, v.v.
Sự đa dạng văn hoá với những phong tục, ngôn ngữ, thói quen sinh hoạt, v.v. biến Châu Âu trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người nước ngoài.
Chi phí sinh hoạt phải chăng
Nhiều quốc gia Châu Âu có chi phí sinh hoạt phải chăng, chẳng hạn Hungary, Hy Lạp, Ba Lan, Bồ Đào Nha hay Bulgaria. Đây đều là những quốc gia có mức chi phí sinh hoạt thấp nhất Châu Âu và là lựa chọn phổ biến dành cho người nước ngoài muốn lựa chọn nơi định cư tại Châu Âu.
>> Có thể quý vị quan tâm:
- Chi phí định cư Canada cần bao nhiêu tiền? [Cập nhật mới nhất 2024]
- Muốn định cư ở Mỹ cần bao nhiêu tiền? Những chi phí khi định cư Mỹ mới nhất
- Định cư Úc cần bao nhiêu tiền? Các loại chi phí định cư Úc 2024 nên biết
Một số khó khăn khi định cư Châu Âu
Chỉ nhìn nhận những ưu thế để quyết định có nên định cư ở Châu Âu không vẫn chưa đủ, quý vị nên chuẩn bị tinh thần có thể phải đối mặt với các khó khăn, thách thức sau đây:
Đường phố chật hẹp, cuộc sống dễ bị tù túng thiếu thoải mái
Các thành phố Châu Âu nổi tiếng chật hẹp với những căn nhà nhỏ. Thực tế, hầu hết đều được xây dựng từ lâu đời, thời điểm đó chưa dự tính đến sự phát triển của ô tô và việc sử dụng chúng.
Nhà cửa ở Châu Âu khá nhỏ và cũ kỹ nên có thể sẽ khiến quý vị tiêu tốn nhiều tiền cho chi phí bảo trì hoặc hoá đơn chi trả tiền điện, tiền lò sưởi. Nếu muốn sở hữu ô tô, quý vị sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn tìm nơi đỗ xe gần nơi mình sống, hoặc phải sinh sống ở vùng ngoại ô, xa thành phố thì mới có thể sống trong không gian có vườn tược, thoáng đãng.
Chịu thuế thu nhập cá nhân cao, thậm chí là gấp đôi
Mặc dù có những chính sách ưu đãi về thuế dành cho nhà đầu tư nước ngoài, nhưng nhìn chung thuế thu nhập cá nhân ở Châu Âu khá cao. Thống kê từ OECD, các quốc gia sau đây có mức thuế thu nhập cá nhân cao nhất Châu Âu: Đan Mạch (55.9%), Pháp (55.4%), Áo (55%), Hy Lạp (54%) và Bồ Đào Nha (53%). Trong khi đó, thấp nhất vẫn là Hungary và Séc (15%).
>> Tham khảo thêm: 7 quốc gia Tây Âu có mức thuế suất thấp nhất
Giao thông công cộng bất tiện
Hệ thống giao thông công cộng ở nhiều quốc gia Châu Âu, nhất là các khu vực Nam và Đông Âu thường xảy ra tình trạng chậm trễ, các phương tiện như tàu, xe buýt có thể không chạy theo lịch trình đã công bố khiến người dùng khó khăn hơn khi di chuyển. Nếu sở hữu ô tô để thuận tiện hơn trong việc di chuyển, quý vị cần có Giấy phép Lái xe Quốc tế và giấy phép lái xe địa phương, đồng thời phải đối mặt với hệ thống giao thông phức tạp, đường phố chật hẹp cũng như chi phí xăng xe, bảo hiểm tại đây khá cao.
Rào cản ngôn ngữ
Liên minh Châu Âu có đến 24 ngôn ngữ chính thức với 5 ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất là tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Anh. Mỗi khi di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác trong một quốc gia, quý vị có thể nhận thấy nhiều ngôn ngữ khác nhau được sử dụng. Điều này khiến quý vị gặp khó khăn hơn khi giao tiếp với người bản xứ. Mặc dù tiếng Anh được sử dụng rộng rãi nhưng đây không phải là ngôn ngữ chính của hầu hết các quốc gia Châu Âu.
Thời tiết khắc nghiệt
Thời tiết có sự khác biệt giữa các quốc gia Châu Âu tùy thuộc vào nơi mà quý vị chọn sinh sống. Một số khu vực phải chịu nắng nóng gay gắt vào mùa hè, điển hình là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải hay mưa lạnh, băng tuyết ở các khu vực Bắc Âu. Vậy nên trước khi quyết định có nên định cư ở Châu Âu không, quý vị cần cân nhắc đến yếu tố này để lựa chọn quốc gia sinh sống phù hợp.
>>> Xem thêm:
Có nên định cư ở châu Âu không?
Định cư ở Châu Âu có những ưu điểm nhưng cũng sẽ có những thách thức phải đối diện, do đó, quan trọng nhất là quý vị có thể chấp nhận các khó khăn để vượt qua và hướng đến cuộc sống tươi mới tốt đẹp hơn không. Việc đưa ra quyết định có nên ra nước ngoài định cư hay có nên định cư ở Châu Âu không nằm ở chính bản thân mỗi quý vị và gia đình.
>> Có thể quý vị quan tâm:
- Có nên định cư Canada không? 11 lý do nên định cư ở Canada
- Có nên đi Mỹ định cư không? 8 lợi ích và khó khăn khi đi định cư tại Mỹ
- Người Việt có nên đi Úc định cư không?
Với các chia sẻ về ưu điểm và nhược điểm định cư tại Châu Âu, chúng tôi tin rằng quý vị đã có câu trả lời cho mình “có nên định cư ở Châu Âu” không. Nếu vẫn còn lưỡng lự với những quyết định của mình, hãy liên hệ ngay với SI Group chúng tôi để tìm ra giải pháp phù hợp cho mình và gia đình.
Để được tư vấn chính xác, nhanh chóng và bảo mật. Quý vị vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi theo thông tin dưới đây:
🏢: Tầng 44 Bitexco Financial Tower, 02 Hải Triều, Bến Nghé, Quận 1, HCM.
🏛️: Tầng 19, Capital Place, 29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
☎️: (+84)979 355 355
Khám phá thêm về SI Group
Facebook | Zalo | Linkedin | Youtube
>> XEM THÊM:
- Mua nhà đầu tư định cư Châu Âu ở nước nào nhanh và dễ nhất?
- Định cư Mỹ: Những điều cần phải biết [Update 2024]
- Định cư Canada 2024: Tổng hợp các chương trình và điều kiện định cư mới nhất
- Định cư Úc 2024: Điều kiện, chính sách chương trình định cư Úc mới nhất
- EB3 – Visa định cư Mỹ theo diện lao động tay nghề
Để được tư vấn chính xác, nhanh chóng và bảo mật, Quý khách liên hệ trực tiếp Hotline (+84) 979 355 355 hoặc để lại thông tin. Đội ngũ với hơn 20 năm kinh nghiệm của SI Group luôn sẵn sàng để kết nối và tư vấn miễn phí.