Canada có bao nhiêu bang? Tỉnh bang dễ định cư nhất ở Canada hiện nay
Canada có bao nhiêu bang, tiểu bang nào là nơi đáng sống cũng như dễ định cư nhất? Đây hẳn là thắc mắc của không ít người đang mong muốn bắt đầu cuộc sống mới tại quốc gia này. Để tìm hiểu rõ hơn, quý vị có thể tham khảo thông tin chi tiết các tỉnh bang của Canada qua bài viết này.
Canada có bao nhiêu bang?
Canada bao gồm 13 phân khu chính trị: 10 tỉnh bang và 3 vùng lãnh thổ. Các vùng lãnh thổ chính là Northwest Territories, Nunavut và Yukon. Sự khác biệt chính giữa tỉnh bang và vùng lãnh thổ của Canada, đó là tỉnh bang được thành lập bởi Đạo luật Hiến pháp (ngày 17/4/1982), trong khi vùng lãnh thổ được thành lập bởi Luật Liên bang. Vì vậy, Chính phủ Liên bang có quyền kiểm soát trực tiếp hơn đối với các vùng lãnh thổ, trong khi các Chính phủ các tỉnh bang có năng lực và quyền tự quyết hơn.
Tỉnh bang Alberta
- Thủ đô: Edmonton
- Diện tích: 640,330 km²
- Dân số: 4,067,000 (theo thống kê điều tra dân số năm 2016)
Hàng năm, rất nhiều người dân từ Canada và khắp thế giới chọn Alberta để làm việc và an cư nhờ mức sống cao, nền văn hóa đa dạng và cảnh quan tuyệt đẹp. Mức lương ở Alberta thuộc hàng cao nhất ở Canada. Chính phủ Alberta có nhiều nguồn lực để hỗ trợ người dân tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, nếu chọn các nghề nghiệp đặc thù như y tá, kỹ sư, luật sư hay giáo viên, v.v. quý vị cần phải được cấp phép bởi các tổ chức quản lý chuyên nghiệp.
Mức thu nhập gia đình ở Alberta thường cao hơn so với các vùng khác của Canada. Theo khảo sát năm 2020, các gia đình ở Alberta có thu nhập trung bình sau thuế khoảng 104,000 CAD, cao hơn mức trung bình của Canada 92,400 CAD. Tại 1 trong 2 thành phố lớn của Alberta, quý vị có thể sở hữu nhà chỉ với 450,000 CAD. 4 căn nhà ở Edmonton có mức giá tương đương 1 căn ở Vancouver. Giá thuê nhà thay đổi tùy thuộc vào vị trí và từng loại nhà quý vị lựa chọn, mức giá thuê trung bình ở tỉnh bang khoảng 1,266 USD.
Về vấn đề chăm sóc sức khỏe, hầu hết người dân Alberta được tiếp cận miễn phí các phòng khám y tế hoặc bệnh viện với các dịch vụ y tế được chi trả theo Chương trình Bảo hiểm Chăm sóc Sức khỏe của Alberta. Alberta cũng có hệ thống giáo dục nổi trội với đa dạng chương trình học theo nhiều tiêu chí ngôn ngữ hoặc tôn giáo khác nhau. Trong đó, miễn phí từ mẫu giáo đến lớp 12, sau đó đến Đại học sẽ áp dụng chính sách hỗ trợ học phí của chính quyền bang.
Ở Alberta, quý vị có thể cảm nhận 4 mùa rõ rệt. Alberta có số giờ nắng cao nhất Canada với 18 giờ chiếu sáng ban ngày vào mùa hè và hơn 312 ngày nắng mỗi năm.
>> Có thể quý vị quan tâm:
- Hướng dẫn mới về Chương trình Đề cử Tỉnh bang Alberta năm 2024
- Vì sao Canada là điểm đến định cư hàng đầu của giới siêu giàu
Tỉnh bang British Columbia
- Thủ đô: Victoria
- Diện tích: 922,503 km²
- Dân số: : 4,648,000 (theo thống kê điều tra dân số năm 2016)
British Columbia nằm ở phía Tây của Canada. Tỉnh bang này nằm giữa Thái Bình Dương và dãy núi Rocky hùng vĩ. Đây là một trong những tỉnh bang có sự đa dạng văn hóa dân tộc rõ rệt nhất ở Canada với nhiều cộng đồng và ngôn ngữ khác nhau. Trong đó, người nhập cư chiếm 27% dân số tỉnh bang với tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ chính, còn lại vẫn có nơi sử dụng tiếng thổ dân, tiếng Trung, tiếng Panjabi (Punjabi), tiếng Hàn và nhiều ngôn ngữ khác.
Tiêu chuẩn sống ở British Columbia khá cao so với mặt bằng chung tại Canada. Người dân British Columbia thân thiện và hiếu khách. Người dân đến từ nhiều nền văn hóa coi British Columbia là quê hương của họ, tạo nên xã hội đa dạng và sôi động chào đón sinh viên quốc tế.
Do vị trí nằm giữa Thái Bình Dương và các dãy núi nên khí hậu British Columbia chịu ảnh hưởng lớn từ biển và sẽ khác nhau tùy thuộc vào nơi quý vị chọn sống. Ở British Columbia có 4 mùa rõ rệt và khí hậu khác nhau tùy vào từng khu vực:
- Đảo Vancouver và các vùng ven biển của British Columbia và Vancouver có khí hậu ôn hòa với mùa hè ấm áp, khô ráo dễ chịu và ẩm ướt, ôn hòa vào mùa xuân, mùa thu và mùa đông. Tuyết hiếm khi rơi ở các vùng thấp hơn của khu vực này và nếu có tuyết rơi thì thường không kéo dài.
- Thompson-Okanagan và vùng Cariboo có nhiệt độ dễ chịu vào mùa xuân. Mùa hè là một trong những mùa nóng nhất ở British Columbia với nhiệt độ thường ở mức cao 30 độ C. Đến cuối tháng 10, nhiệt độ giảm xuống và mang đến mùa thu mát mẻ hơn với nhiệt độ tiếp tục giảm xuống cho đến mùa đông.
- Khu vực Kootenay nằm ở phía Đông Nam của tỉnh. Khí hậu ở khu vực này được biết là dao động và thay đổi đột ngột. Nhiệt độ dao động từ ôn hòa đến lạnh vào mùa xuân, mùa thu và mùa đông, và ấm áp đến nóng vào mùa hè kèm theo gió mạnh và giông sét dữ dội.
- Bờ biển Cariboo Chilcotin trải dài từ dãy núi Cariboo và Columbia ở phía Đông đến Thái Bình Dương ở phía Tây, với vùng cao nguyên rộng lớn ở giữa. Khí hậu thay đổi đáng kể khi đi qua khu vực này. Các khu vực Cariboo và Chilcotin thường có mùa hè ấm áp và khô ráo trong khi mùa đông lạnh nhưng không ẩm ướt. Các vùng ven biển của khu vực này ôn hòa quanh năm với tháng 10 đến tháng 2 là những tháng ẩm ướt nhất và tháng 5 đến tháng 8 là những tháng khô nhất.
- Phía Bắc British Columbia bao gồm hơn 1/2 tỉnh với nhiệt độ ở khu vực này thường mát hơn so với các khu vực phía Nam của tỉnh bang trong mọi mùa. Phía Bắc British Columbia có lượng mưa cao vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu, và mùa đông lạnh.
Dù ở bất cứ nơi nào ở British Columbia, quý vị nên đảm bảo có sẵn đồ dùng đi mưa bao gồm áo mưa, đôi ủng, giày chống thấm nước và ô dù. Đối với những tháng mùa đông, quý vị nên mang theo áo khoác ấm, găng tay và mũ ấm. Vào mùa hè, British Columbia ấm áp dễ chịu nên sử dụng quần short, áo phông, váy, đầm và giày dép xăng đan là lý tưởng nhất.
Phương tiện di chuyển ở British Columbia có nhiều lựa chọn cho quý vị, bao gồm:
- Hệ thống xe buýt công cộng phục vụ hầu hết các khu vực.
- Taxi là phương tiện di chuyển nhanh chóng và dễ dàng mà không cần phải sở hữu xe.
- Phà là phương tiện di chuyển thuận tiện để đến những hòn đảo và vịnh nhỏ xinh đẹp ở tỉnh bang.
- Thuê xe ô tô tự lái có ở hầu hết các thành phố lớn ở British Columbia. Quý vị phải từ 21 tuổi trở lên và có Giấy phép lái xe hợp lệ.
Theo thống kê, số lượng việc làm tại British Columbia tăng trung bình 1.8%/năm đến năm 2019, tạo ra tổng cộng 450,000 việc làm mới.
Hệ thống giáo dục của British Columbia là một trong những hệ thống giáo dục được chất lượng nhất trên thế giới. British Columbia cũng là nơi có hệ thống chuyển tiếp được thế giới công nhận, có nghĩa là quý vị có thể dễ dàng chuyển từ trình độ này sang trình độ khác và từ một cơ sở giáo dục sau trung học sang một cơ sở giáo dục sau trung học khác. Điều này giúp quý vị linh hoạt lựa chọn lộ trình học tập phù hợp nhất với mục tiêu giáo dục của mình.
>> Xem thêm:
- Tìm hiểu chính sách định cư bang British Columbia diện lao động
- 3 Chương trình định cư Canada diện tay nghề Skilled Worker mới nhất & Điều kiện
Tỉnh bang Nova Scotia
- Thủ đô: Halifax
- Diện tích: 52,942 km²
- Dân số: 923,600 (theo thống kê điều tra dân số năm 2016)
So với nhiều tỉnh bang lớn của Canada, Nova Scotia có chi phí sinh hoạt thấp hơn và là nơi thích hợp dành cho các gia đình. Ví dụ, các tỉnh lớn hơn như Quebec, British Columbia và Ontario sẽ yêu cầu người nhập cư và công dân phải kiếm được mức lương cao hơn nhiều để sống thoải mái so với mức yêu cầu ở Nova Scotia. Nhờ chi phí sinh hoạt rẻ hơn nên ở Nova Scotia sẽ là nơi an toàn và lý tưởng nhất để nuôi dạy con cái. Các cộng đồng nhỏ thân thiện với gia đình, thời gian đi lại được rút ngắn và môi trường riêng tư hơn, Nova Scotia là một trong những tỉnh bang lý tưởng của Canada dành cho những người mới đến muốn nuôi dạy con cái tránh xa sự ồn ào và náo nhiệt của cuộc sống thành thị thông thường.
Nova Scotia có thị trường nhà ở thấp hơn mức trung bình so với phần còn lại của Canada. Nguyên nhân chủ yếu là do Nova Scotia xếp thứ 7 về quy mô dân số trong số 10 tỉnh bang của Canada, nơi sinh sống của hơn 1.03 triệu người. Nova Scotia có sân bay quốc tế duy nhất là Halifax Stanfield. Dịch vụ giao thông công cộng tại Halifax khá phát triển với mạng lưới xe buýt và phà xuyên suốt nhiều lộ trình khác nhau, thuận tiện cho việc di chuyển.
Tại Nova Scotia, các lĩnh vực sau đây hiện đang có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn bao gồm: Thương mại, Chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội, Dịch vụ giáo dục
Sau 3 tháng sinh sống tại Nova Scotia, người mới nhập cư Canada có thể đăng ký tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khỏe công miễn phí. Hệ thống này bao gồm nhiều dịch vụ y tế như điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe tại nhà, thăm khám tại bệnh viện, phẫu thuật nha khoa, dịch vụ xe cứu thương, v.v.
Hệ thống giáo dục ở Nova Scotia bao gồm các cấp học từ mẫu giáo đến đại học, với nhiều lựa chọn từ giáo dục công lập cho đến tư nhân. Hầu hết các trường công lập đều miễn phí từ cấp mẫu giáo đến trung học.
Mỗi mùa trong bốn mùa của Nova Scotia thường có nhiệt độ và điều kiện ngoài trời khác nhau, khiến người dân nơi đây phải mặc quần áo khác nhau để ứng phó tốt nhất với thời điểm đó trong năm. Vì các vùng của tỉnh bang gần nước hơn sẽ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện gió. Bốn 4 mùa ở Nova Scotia trải dài xuyên suốt năm:
- Tháng 12 đến tháng 3: Mùa đông;
- Tháng 3 đến tháng 6: Mùa xuân;
- Tháng 6 đến tháng 9: Mùa hè;
- Tháng 9 đến tháng 12: Mùa thu.
Tỉnh bang Saskatchewan
- Thủ đô: Regina
- Diện tích: 588,243 km²
- Dân số: 1,098,000 (theo thống kê điều tra dân số năm 2016)
Saskatchewan là trung tâm sản xuất quan trọng khi cung cấp 1/3 lượng kali và 1/5 lượng uranium cho toàn thế giới. Ngoài ra, tỉnh này cũng là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa mì, đậu lăng và đậu Hà Lan khô, đồng thời đứng thứ năm về sản xuất dầu tại Bắc Mỹ. Các sản phẩm của Saskatchewan được xuất khẩu rộng rãi tới các thị trường trong và ngoài Canada.
Saskatchewan được biết đến là nơi ra đời của Medicare, cư dân Saskatchewan được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tuyệt vời.
Hệ thống giáo dục của Saskatchewan mở ra nhiều cơ hội cho các du học sinh nước ngoài với chi phí phải chăng ở mọi cấp độ. Tất cả sinh viên tốt nghiệp từ chương trình được chấp thuận tại một tổ chức đủ điều kiện (DLI) từ năm 2006 trở đi và sống tại Saskatchewan đều đủ điều kiện để nộp đơn xin cấp Giấy phép làm việc sau tốt nghiệp của tỉnh bang. Chương trình hoàn lại tới 20,000 CAD học phí đã nộp của những sinh viên tốt nghiệp đủ điều kiện (bao gồm cả sinh viên tốt nghiệp quốc tế) sống tại Saskatchewan và nộp tờ khai thuế thu nhập của Saskatchewan. Ngoài ra, trẻ em được miễn học phí từ mẫu giáo đến lớp 12 tại các trường công lập cùng nhiều phúc lợi khác.
Chi phí nhà ở tại Saskatchewan thấp hơn nhiều so với các thành phố lớn ở Canada, cho phép hầu hết mọi người sở hữu nhà riêng với giá cả phải chăng. Đặc biệt, Saskatchewan không thu bảo hiểm cá nhân hoặc chi phí cá nhân cho các dịch vụ y tế cơ bản thiết yếu. Mức thuế bán hàng của tỉnh là 6%, thấp nhất so với các tỉnh khác áp dụng thuế bán hàng. Chi phí đi lại đến nơi làm việc cũng thấp hơn vì thời gian di chuyển tối đa trong các thành phố lớn chỉ khoảng 20 phút.
Saskatchewan là nơi sinh sống của nhiều người thuộc các tôn giáo, nguồn gốc và tín ngưỡng đa dạng.
>> Tham khảo:
- Định cư tỉnh bang Saskatchewan diện lao động: Những điều cần biết
- Top 20 ngành nghề ở Canada cần tuyển dụng số lượng lớn
- Định cư Canada không cần IELTS có được không?
Tỉnh bang Manitoba
- Thủ đô: Winnipeg
- Diện tích: 552,371 km²
- Dân số: : 1,278,000 (theo thống kê điều tra dân số năm 2016)
Tại Manitoba, nước và không khí sạch luôn sẵn có tạo nên một môi trường sống tuyệt vời cho tâm trí và sức khỏe. Nơi đây, cư dân có thể tận hưởng một cuộc sống an toàn, tự do phát triển mọi mặt. Manitoba cũng nổi tiếng với các sự kiện văn hóa và giải trí đa dạng.
Về mặt kinh tế, Manitoba phát triển đa dạng với các ngành nghề, mạnh nhất vẫn là nông nghiệp, công nghiệp và dược phẩm, hàng không vũ trụ, xe hạng nặng và thiết bị, khai thác mỏ, v.v.
Cư dân Manitoba được chăm sóc y tế theo yêu cầu của bác sĩ và chăm sóc tại bệnh viện miễn phí. Manitoba cũng có chương trình hoàn phí thuốc (Pharmacare) đóng góp vào chi phí vượt quá mức khấu trừ cơ bản mà cá nhân hoặc gia đình phải chịu cho các loại thuốc theo toa đủ điều kiện.
Hệ thống giáo dục tại Manitoba tuân theo các chuẩn mực giáo dục quốc gia, bảo đảm cho học sinh có môi trường học tập chất lượng và bình đẳng tối đa.
>> Xem thêm:
- Manitoba gia hạn Giấy phép làm việc cho các ứng viên PNP
- 7 chương trình định cư Canada theo diện du học hot nhất
- Tỉnh bang nào ở Canada có mức thuế suất thấp nhất?
Tỉnh bang Ontario
- Thủ đô: Toronto
- Diện tích: 908,699 km²
- Dân số: : 13,448,000 (theo thống kê điều tra dân số năm 2016)
Ontario là một trong những tỉnh bang đông dân nhất của Canada, với dân số hơn 13 triệu người. Đây cũng là một trong những tỉnh đa dạng nhất của đất nước Canada, với số lượng lớn người nhập cư chiếm phần đáng kể trong tổng dân số. Tỉnh bang là nơi có thành phố lớn nhất của Canada là Toronto và Ottawa.
Ontario là trung tâm của nhiều doanh nghiệp và ngành công nghiệp hàng đầu, nơi đây có sự góp mặt của nhiều trường đại học và cao đẳng nổi tiếng thế giới. Tỉnh này cung cấp chất lượng cuộc sống tuyệt vời với tiện ích và dịch vụ như thành phố lớn nhưng không quá đắt đỏ như Vancouver hay Toronto.
Chi phí sinh hoạt ở Ontario có thể thay đổi tùy thuộc vào lối sống của quý vị và nơi quý vị sống trong tỉnh bang. Nhìn chung, chi phí sinh hoạt cao hơn ở các khu vực thành thị như Toronto, Ottawa và Hamilton và các thành phố nhỏ hơn, vùng nông thôn. Nói chung chi phí sinh hoạt ở Ontario có thể rất đắt đỏ, nhưng có nhiều cách để tiết kiệm tiền tùy thuộc vào lối sống và nhu cầu của quý vị.
Chi phí nhà ở là một trong những khoản chi lớn nhất đối với người dân Ontario. Giá nhà ở Ontario cũng thay đổi theo vị trí với giá trung bình khoảng 1.3 triệu CAD/căn và ở Hamilton là 500,000 CAD. Giá thuê trung bình hàng tháng cho căn hộ 1 phòng ngủ ở Toronto là 1,700 CAD, trong khi ở Hamilton là 1,200 CAD.
Ontario nằm ở trung tâm Canada, thuận tiện cho việc di chuyển đến các vùng khác của đất nước. Ngoài ra, tỉnh bang này gần biên giới Mỹ, giúp việc di chuyển quốc tế trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Ontario thuộc hàng chất lượng nhất thế giới. Hệ thống giáo dục ở Ontario nổi tiếng với chất lượng cao với nhiều trường đại học danh tiếng thế giới như Đại học Toronto và Đại học McMaster – nơi có không ít sinh viên đạt nhiều thành tựu rực rỡ sau khi ra trường. Ontario là nơi có nhiều doanh nghiệp và tổ chức lớn, nghĩa là có rất nhiều cơ hội việc làm. Tỉnh bang cũng có nền kinh tế mạnh, mang lại sự ổn định cho người lao động.
>> Tham khảo:
- Chia sẻ cuộc sống ở bang Ontario dành cho người mới định cư
- Cập nhật chính sách định cư bang Ontario mới nhất
- 10 thành phố hàng đầu ở Canada dành cho người mới nhập cư năm 2024
Tỉnh bang New Brunswick
- Thủ đô: Fredericton
- Diện tích: 71,388 km²
- Dân số: : 747,000
New Brunswick nằm ở phía Đông của Canada. Chi phí sinh hoạt ở New Brunswick phải chăng hơn so với các tỉnh lớn khác ở Canada, bao gồm cả chi phí nhà ở và mua sắm hàng ngày.
Với nền kinh tế phát triển đa dạng, từ nông nghiệp, khai thác mỏ, năng lượng, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, công nghiệp, tài chính, v.v. nên cơ hội việc làm ở New Brunswick luôn rộng mở.
New Brunswick đã đầu tư mạnh vào hệ thống giáo dục và đó là khoản đầu tư mang lại lợi ích cho tất cả người dân. Hệ thống y tế công tại tỉnh bang này cũng đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế hiệu quả. Tỉnh bang có cộng đồng văn hóa năng động với các sự kiện nghệ thuật đa dạng diễn ra thường xuyên.
Tỉnh bang Quebec
- Thủ đô: Québec
- Diện tích: 1,356,625 km²
- Dân số: 8,164,000 (theo thống kê điều tra dân số năm 2016)
Quebec là tỉnh bang đông dân thứ hai của Canada với 3 khu vực đô thị lớn gồm Montreal, Quebec và Sherbrooke. Đây là tỉnh duy nhất chủ yếu nói tiếng Pháp tại Canada, Quebec hiển nhiên trở thành lựa chọn tuyệt vời cho người nhập cư từ các quốc gia có thể nói tiếng Pháp lưu loát và những ai muốn học cũng như sử dụng thành thạo tiếng Pháp.
Thị trường nhà ở tại Quebec được đánh giá là lớn nhất Canada. Giá nhà và loại hình bất động sản khác nhau tùy vào khu vực, quy mô gia đình và loại hình bất động sản lựa chọn. Giá thuê trung bình cho một căn hộ một phòng ngủ ở Montreal là 1,752 CAD và 1,234 CAD ở Quebec.
76% người dân sống ở các khu đô thị lớn nhất của Quebec cách nơi phục vụ phương tiện giao thông công cộng chưa đầy 500m. Giao thông công cộng bao gồm tàu điện ngầm và xe buýt. Mặc dù có thể tiếp cận phương tiện giao thông công cộng, nhưng hơn 75% cư dân ở Montreal, Thành phố Quebec và Sherbrooke vẫn sử dụng phương tiện cá nhân để đi lại, nên thuê hoặc mua ô tô khi chuyển đến tỉnh bang có thể là một lựa chọn tốt.
Các ngành công nghiệp tạo ra nhiều việc làm nhất ở Quebec bao gồm nghề thương mại, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ xã hội và sản xuất.
Ở Canada, hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng được tài trợ thông qua mô hình chăm sóc sức khỏe toàn dân và sử dụng thuế do cư dân nộp làm nguồn kinh phí. Tại Quebec, hầu hết người mới nhập cư trên 18 tuổi phải đợi đến 3 tháng trước khi đủ điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm y tế công của tỉnh bang. Khi kết thúc thời gian chờ đợi, bất kỳ người mới nhập cư nào cư trú tại Quebec đều đủ điều kiện được chăm sóc sức khỏe miễn phí với thẻ y tế hợp lệ.
Cư dân Quebec có thể gửi con em mình đến trường miễn phí cho đến hết trung học thông qua hệ thống giáo dục công lập. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể chọn gửi con đến trường tư hoặc trường nội trú nhưng học phí phải tự thanh toán. Quebec có số lượng cơ sở đào tạo được chỉ định (DLI) cao thứ hai cả nước, với gần 430 DLI trên toàn tỉnh. Nhiều cơ sở trong số này mở ra cho người mới nhập cư Canada quyền tiếp cận các chương trình để đủ điều kiện xin Giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp (PGWP), có giá trị giúp người nhập cư trở thành thường trú nhân Canada.
>> Xem thêm:
- Chương trình đầu tư định cư Quebec Canada
- Quebec giới hạn số lượng hồ sơ bảo lãnh gia đình
- Đi Canada cần học tiếng gì?
Đảo Hoàng Tử Edward
- Thủ đô: Charlottetown
- Diện tích: 5,686 km²
- Dân số: : 142,900 (theo thống kê điều tra dân số năm 2016)
Đảo Hoàng Tử Edward (PEI) là tỉnh có ít dân nhất Canada, khiến nơi đây trở thành khu vực mà những người mới nhập cư có thể tránh xa phần lớn sự ồn ào của các thành phố lớn của Canada. PEI nổi tiếng với các cộng đồng yên tĩnh và riêng tư hơn, và tỉnh này có tỷ lệ tội phạm rất thấp, khiến nơi đây trở thành nơi tuyệt vời để định cư.
Phần lớn do dân số thấp nên thị trường bất động sản ở Đảo Hoàng Tử Edward khá nhỏ. Trung bình toàn tỉnh chỉ có khoảng hơn 64,000 ngôi nhà. Người dân chủ yếu tập trung sinh sống tại Charlottetown và Summerside. Tính đến tháng 02/2022, giá thuê trung bình của căn hộ 1 phòng ngủ khoảng 1,205 CAD.
Thống kê Canada chỉ ra rằng hơn 90% cư dân ở cả hai khu vực tập trung đông dân nhất của PEI sử dụng ô tô, xe tải hoặc xe van làm phương tiện đi lại chính. Dù vậy, tỉnh bang vẫn trang bị các phương tiện công cộng là xe buýt để người dân có thể sử dụng.
Ở Đảo Hoàng Tử Edward có 3 ngành công nghiệp tuyển dụng nhiều lao động nhất là thương mại, quản lý công và y tế, hỗ trợ xã hội.
Cũng như các tỉnh bang khác, hệ thống chăm sóc sức khỏe tại PEI là miễn phí và sử dụng nguồn kinh phí chính là thuế do người dân nộp. Khi người mới nhập cư đã cư trú tại PEI trong hơn 3 tháng, họ có thể được chăm sóc sức khỏe miễn phí nếu sở hữu thẻ y tế hợp lệ của tỉnh.
Hệ thống giáo dục tại PEI miễn phí đến hết lớp 12 ở các cơ sở giáo dục công lập. Ngoài ra, phụ huynh vẫn có những lựa chọn như cho con học trường tư nhưng phải tự thanh toán học phí. Tại PEI, có hơn 20 cơ sở giáo dục chỉ định (DLI) mở ra cơ hội được cấp Giấy phép làm việc sau tốt nghiệp cho du học sinh quốc tế, từng bước trở thành thường trú nhân Canada.
Tỉnh bang Newfoundland and Labrador
- Thủ đô: St. John’s
- Diện tích: 370,514 km²
- Dân số: : 520,000
Nền kinh tế của Newfoundland and Labrador chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Trong đó, đánh cá là ngành công nghiệp lớn nhất. Tuy vậy, ngành này hiện vẫn đối mặt nhiều thách thức. Khai thác mỏ là lĩnh vực nổi bật thứ hai, với tổng giá trị các lô hàng khoảng 3.7 tỷ CAD mỗi năm. Ngành công nghiệp lớn thứ ba là sản xuất giấy và bột giấy. Ngoài ra, năng lượng cũng là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế của Newfoundland and Labrador. Newfoundland cũng có trữ lượng dầu ngoài khơi đáng kể hiện đang được phát triển và khai thác với tốc độ nhanh hơn.
Newfoundland đang đối mặt với những thách thức trong việc khắc phục tình trạng suy giảm của ngành đánh bắt cá, vốn theo truyền thống là trung tâm của nền kinh tế tỉnh. Do nhiều người phụ thuộc sự nghiệp của mình vào nguồn tài nguyên thiên nhiên nên hiện tại tỷ lệ thất nghiệp tại tỉnh bang này là 14.7%, cao nhất Canada. Do đó, tỉnh bang đang đầu tư mạnh vào các chương trình đào tạo lại và các ngành công nghiệp tăng trưởng mới, và đang đạt được một số thành công trong việc đưa nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.
Thu nhập của các gia đình ở Newfoundland thấp hơn mức trung bình của Canada, khoảng 70,900 CAD với mức lương tối thiểu là 10.25 CAD/giờ. Thuế thu nhập cá nhân của tỉnh bang chỉ ở mức trên 11%.
Chi phí nhà ở và sưởi ấm, cũng như chi phí sinh hoạt nói chung, nằm trong số những chi phí thấp nhất ở Canada. Giá nhà ở Newfoundland and Labrador khá phải chăng, trung bình khoảng 276,760 CAD/căn.
Newfoundland và Labrador cũng cung cấp hệ thống giáo dục công lập tiên tiến cho các cấp bậc từ mẫu giáo cho đến lớp 12. Về vấn đề chăm sóc sức khỏe, hầu hết các dịch vụ y tế cơ bản thiết yếu ở Canada đều miễn phí cho bệnh nhân.
>> Xem thêm:
- Chi phí đầu tư định cư Canada cần bao nhiêu tiền?
- Chương trình định cư Canada RNIP (Rural Northern Immigration Pilot) là gì?
- Điều kiện định cư Canada diện đầu tư mới nhất 2024
3 vùng lãnh thổ tự trị của Canada
3 vùng lãnh thổ tự trị của Canada gồm Northwest Territories, Nunavut và Yukon:
Northwest Territories
- Thủ đô: Yellowknife
- Diện tích: 1,143,793 km²
- Dân số: : 41,786 (theo thống kê điều tra dân số năm 2016)
Nền kinh tế của Northwest Territories phụ thuộc nhiều vào các ngành tài nguyên, đặc biệt là khai thác với các mỏ vàng, uranium, và kim cương lớn. Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở thung lũng sông Mackenzie và ngoài khơi biển Beaufort cũng đang trở nên quan trọng.
Mặc dù thành phố thủ đô vẫn còn nhỏ, nhưng sự phát triển nhanh chóng của Yellowknife đang mang lại một nền kinh tế dịch vụ tiên tiến hơn với nhiều cơ hội. Hiện nền kinh tế Yellowknife phát triển nhanh thứ 3 ở Canada, chỉ sau Vancouver và Toronto. Nhiều người dân bản địa vẫn sống dựa vào các công việc truyền thống như đánh cá, săn bắt và bẫy thú. Tỷ lệ thất nghiệp của vùng lãnh thổ ở mức trung bình của Canada, khoảng 7%.
Chi phí sinh hoạt, giá cả hàng hóa ở Northwest Territories khá cao do điều kiện địa lý và khí hậu khắc nghiệt. Thu nhập trung bình của một gia đình ở Northwest Territories khoảng hơn 105,000 CAD, với mức lương tối thiểu 10.50 CAD/giờ. Để thu hút lao động có tay nghề, các chủ lao động thường trả tiền thưởng hoặc phụ cấp để thu hút cá nhân chuyển đến đây sinh sống và làm việc.
Nhà ở tại Northwest Territories đắt hơn mức trung bình của Canada do chi phí liên quan đến việc xây dựng các công trình phải có khả năng chịu được khí hậu lạnh. Giá nhà dao động từ 275,000 đến 310,000 CAD khiến nơi đây trở thành một trong những thị trường nhà ở đắt đỏ nhất Canada.
Hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe tại Northwest Territories cũng được miễn phí như các tỉnh bang khác.
Nunavut
- Thủ đô: Iqaluit
- Diện tích: 1,877,778 km²
- Dân số: : 36,000 (theo thống kê điều tra dân số năm 2016)
Nunavut là lãnh thổ có diện tích lớn nhất của Canada, chiếm 1/5 diện tích đất liền của Canada. Tỉnh này nằm trong khu vực Bắc Cực của Canada và bao gồm một vùng đất liền và nhiều đảo ở Bắc Băng Dương. Nunavut có khoảng 36,500 cư dân sinh sống tại 25 cộng đồng với dân số từ 130 đến hơn 6,500 người tại Iqualuit. Nằm sâu trong Bắc Cực, nhiệt độ trung bình ở Nunavut vào tháng 1 là -30°C và vào tháng 7 là 10°C. Do vĩ độ của mình, nên Iqaluit có 24 giờ ban ngày vào tháng 6 và 6 giờ ban ngày vào tháng 12.
Nền kinh tế của Nunavut chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Phần lớn người dân tại vùng lãnh thổ này duy trì mối quan hệ chặt chẽ với đất đai và sinh kế của họ sau đó dựa trên các phương pháp thu hoạch truyền thống của họ. Nền kinh tế thu hoạch có giá trị ít nhất 40 triệu CAD mỗi năm và cung cấp cho nhiều gia đình một nguồn thực phẩm bổ dưỡng giá cả phải chăng.
Thăm dò khoáng sản, khai thác vàng, kim cương và các kim loại khác là một trong những ngành đang phát triển mạnh mẽ tại đây. Năm 2011, giá trị vàng sản xuất tại mỏ Meadowbank đạt khoảng 420 triệu CAD. Ngoài ra, đánh bắt cá, du lịch và dầu khí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế Nunavut.
Do khoảng cách rộng lớn và thưa dân, giá vật liệu và nhân công cao đi kèm khí hậu khắc nghiệt khiến chi phí sinh hoạt ở Nunavut đắt đỏ hơn đáng kể so với nhiều nơi khác tại Canada. Thu nhập trung bình của các hộ gia đình tại Nunavut khoảng hơn 65,500 CAD mỗi năm với mức lương tối thiểu là 11 CAD/giờ, cao nhất ở Canada. Ngoài ra, Chính phủ Liên bang còn thực hiện một số sáng kiến để bù đắp chi phí cao cho hàng hóa và dịch vụ tại Nunavut nhằm đảm bảo rằng cư dân nơi đây có thể tận hưởng mức sống tương đương với tất cả người dân Canada.
Hệ thống giáo dục tại Nunavut miễn phí đến lớp 12 và cung cấp các chương trình giáo dục toàn diện bao gồm tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Inuktitut.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện tại Nunavut được thiết kế chặt chẽ để đáp ứng những thách thức đặc biệt khi mật độ dân số thấp và đối phó với khí hậu khắc nghiệt ở khu vực này.
Yukon
- Thủ đô: Whitehorse
- Diện tích: 474,712 km2
- Dân số: : 35,874 (theo thống kê điều tra dân số năm 2016)
Gần 80% dân số Yukon sống tại Whitehorse và khoảng 80% diện tích ở Yukon là vùng hoang dã. Vào mùa hè, vùng lãnh thổ này có 24 giờ ban ngày. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè ở Whitehorse là 15°C với nhiệt độ cao nhất là 31°C. Thời tiết ở đây khá lạnh, nhiệt độ trung bình vào mùa đông là -18°C.
Nền kinh tế Yukon tăng trưởng 10% vào năm 2021, đây là một trong những mức tăng trưởng cao nhất ở Canada trong năm. Công nhân ở Yukon có mức sống cao hơn hầu hết các nơi khác. Tiền lương cao hơn, thuế thấp hơn và nhiều chế độ phúc lợi hấp dẫn là điểm mạnh khiến nhiều người mong muốn được định cư và làm việc tại đây.
Được biết, mức lương trung bình ở Yukon cao hơn 17% so với mức trung bình của Canada. Năm 2022, Yukon có tỷ lệ thất nghiệp thuộc hàng thấp nhất ở Canada, trung bình 3.7% và 33% người trong độ tuổi lao động tại khu vực là người tự kinh doanh.
Hiện tại vùng lãnh thổ đang có nhu cầu lao động lớn trong các lĩnh vực như du lịch; giáo dục; chăm sóc sức khỏe; nông nghiệp; xây dựng; dịch vụ chuyên nghiệp; buôn bán; công nghệ; khai thác và chế tạo. Các vị trí cần tuyển nhiều nhất là nhân viên y tế; giáo viên và cán bộ giáo dục; nhân viên du lịch và khách sạn; nhân viên làm việc cho Chính phủ và nhân viên bán lẻ.
Giá nhà ở và thuê nhà tại Yukon cao hơn so với nhiều nơi khác do chi phí vận chuyển và xây dựng đắt đỏ. Whitehorse – thủ phủ của Yukon, có thị trường nhà đất lớn nhất với mức giá tương đối cao.
>> Có thể quý vị quan tâm:
- Định cư Canada diện đầu tư: Chương trình và điều kiện định cư phổ biến nhất
- Định cư Canada không cần IELTS có được không? IELTS có bắt buộc không?
- Định cư Canada không cần Job Offer có được không?
Tỉnh bang dễ định cư nhất ở Canada
Sau khi biết rõ Canada có bao nhiêu bang, điều tiếp theo được quan tâm nhiều nhất là tỉnh bang nào dễ định cư nhất tại Canada. Một số tỉnh bang nổi bật với các chương trình nhập cư đơn giản và môi trường sống hấp dẫn tại Canada chính là:.
- Quebec: Quebec là tỉnh lớn nhất ở Canada, tỉnh bang này mang lại nhiều cơ hội tuyệt vời cho người nhập cư. Nằm ở khu vực Tây Nam Canada, Quebec là tỉnh duy nhất có phần lớn dân số nói tiếng Pháp với mật độ dân đông đảo.
- Ontario: Đây là tỉnh giàu có nhất Canada với nguồn tài nguyên thiên nhiên và công nghệ đa dạng. Trong đó, Toronto và vùng lân cận – khu vực Greater Toronto, là trung tâm thương mại và giao thương quan trọng của tỉnh cũng như cả quốc gia nên có nhiều chính sách đặc biệt cho người nhập cư. Đây cũng là điểm đến hàng đầu cho nhiều người muốn sinh sống tại Canada.
- New Brunswick: Nổi tiếng với thái độ chào đón người mới nhập bằng nhiều chương trình hỗ trợ nhập cư, thu hút người dân đến sống và làm việc tại tỉnh như New Brunswick Provincial Nominee Program (NBPNP) – Chương trình Đề cử Tỉnh bang, Atlantic Immigration Pilot Program (AIPP) – Chương trình Thí điểm Nhập cư Đại Tây Dương, v.v.
- Nova Scotia: Tỉnh bang nổi tiếng với bờ biển tuyệt đẹp và nền văn hóa sôi động. Là một trong những tỉnh hàng hải hàng đầu của đất nước, nền kinh tế của tỉnh gắn chặt với các ngành công nghiệp chính và phụ bao gồm: Đánh bắt cá, đóng tàu, săn cá voi và vận tải xuyên Đại Tây Dương. Chương trình nhập cư phổ biến tại tỉnh bang là Nova Scotia PNP, Chương trình Thí điểm Nhập cư Đại Tây Dương AAIP, v.v.
- Saskatchewan: Đây là tỉnh lớn thứ 6 của Canada về dân số và lớn thứ 5 về diện tích. Đây cũng là một trong những tỉnh thảo nguyên của Canada, cư dân Saskatchewan được ban tặng quang cảnh ngoạn mục của những đồng bằng trù phú bao phủ toàn tỉnh. Về mặt kinh tế, tỉnh này phụ thuộc rất nhiều vào việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và khoáng sản. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Saskatchewan bao gồm: Lúa mì cứng, đậu Hà Lan, đậu lăng, dầu, kali và uranium. Để đáp ứng nhu cầu lao động hỗ trợ các ngành công nghiệp này, Saskatchewan tạo điều kiện thuận lợi cho các lộ trình nhập cư thông qua các Chương trình Thí điểm Thực phẩm Nông Nghiệp (Agri-food Pilot) và Chương trình Đề cử Tỉnh bang Saskatchewan (PNP).
>>> Xem thêm:
- Các chương trình Đề cử tỉnh bang (PNP) định cư Canada mới nhất
- So sánh chi phí thuê nhà tại các thành phố ở Canada
- Có nên định cư Canada không? 9 lý do nên định cư ở Canada
- Những ngành dễ định cư ở Canada 2024 cho người Việt
Người Việt định cư nhiều nhất ở bang nào?
Theo thống kê của Canada năm 2010, có khoảng 240,615 người gốc Việt sinh sống ở đất nước này, chủ yếu tại các trung tâm đô thị ở Ontario, Québec, British Columbia và Alberta. Khi tính cả các vùng ngoại ô, dân số gốc Việt còn có khoảng 73,745 người ở khu vực Greater Toronto, 38,660 người ở Montréal, 34,915 người ở vùng đô thị Vancouver và 21,010 người ở khu vực Calgary.
Người Canada gốc Việt thường làm việc trong nhiều lĩnh vực như sản xuất và khoa học kỹ thuật. Nhiều người khác tham gia buôn bán, trở thành doanh nhân sở hữu và điều hành các doanh nghiệp như nhà hàng, chuỗi cửa hàng tạp hóa, v.v.
>> Tham khảo:
- Định cư Canada theo diện nào dễ nhất 2024 dành cho người Việt
- 3 quan niệm sai lầm phổ biến về việc nhập cư Canada
- 10 sai lầm cần tránh khi mới đến Canada định cư
- Chứng minh tài chính định cư Canada: Hồ sơ, thủ tục & kinh nghiệm
Tìm hiểu Canada có bao nhiêu bang, cuộc sống tại các tỉnh bang của Canada khác biệt cụ thể ra sao, con đường nhập cư và những cộng đồng người Việt tại đất nước này thế nào để lựa chọn con đường nhập cư là rất quan trọng. Nếu vẫn còn thắc mắc chương trình nhập cư tại Canada, vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia của SI Group để được tư vấn thêm:
🏢: Tầng 44 Bitexco Financial Tower, 02 Hải Triều, Bến Nghé, Quận 1, HCM.
🏛️: Tầng 19, Capital Place, 29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
☎️: (+84)979 355 355
Khám phá thêm về SI Group
Facebook | Zalo | Linkedin | Youtube
>> XEM THÊM:
- Work Permit Canada Visa là gì? Điều kiện và bí quyết xin Work Permit nhanh nhất
- Hồ sơ, thủ tục cấp lại giấy phép lao động (Work Permit) cho người nước ngoài
- Thủ tục gia hạn giấy phép lao động Work Permit cho người nước ngoài
- Điều kiện & thủ tục làm giấy phép lao động work permit cho người nước ngoài
- Bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2024
- Commonwealth là gì? Các nước thành viên thuộc Khối Thịnh Vượng Chung
- Khối Schengen là gì? Khối Schengen bao gồm những nước nào ở Châu Âu?
- Nhập quốc tịch nước nào khó nhất? 15 quốc gia cho phép nhập hai quốc tịch
- Xếp hạng 10 đất nước an toàn nhất thế giới năm 2024
Để được tư vấn chính xác, nhanh chóng và bảo mật, Quý khách liên hệ trực tiếp Hotline (+84) 979 355 355 hoặc để lại thông tin. Đội ngũ với hơn 20 năm kinh nghiệm của SI Group luôn sẵn sàng để kết nối và tư vấn miễn phí.