https://sigroup.vn/wp-content/themes/sigroup/assets/images/ic-seach.png
Tin tức

7 Chương trình đầu tư định cư nước ngoài lĩnh vực y tế tiềm năng 2025

Người đăng: Nguyễn Ngọc Hải Quỳnh Cập nhật: 20/02/2025

Trong bối cảnh dân số già hóa tại các quốc gia lớn như Canada, Mỹ, Úc và các nước Châu Âu cùng tình hình dịch bệnh ngày càng gia tăng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn cầu là không thể thiếu, vì vậy, y tế không chỉ trở thành ngành thiết yếu mà còn mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều quốc gia đã và đang khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án y tế thông qua chương trình định cư, để họ vừa có thể định cư lâu dài, vừa góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Bài viết dưới đây chia sẻ tầm quan trọng của lĩnh vực y tế đối với toàn cầu, xu hướng đầu tư y tế kết hợp định cư cũng như các chương trình đầu tư y tế định cư nổi bật 2025. 

Mục lục

Tầm quan trọng của lĩnh vực y tế trong bối cảnh toàn cầu

Y học không ngừng phát triển, mang đến những đột phá giúp chữa trị bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ của con người. Khám phá các công trình y học vĩ đại, các quốc gia tiên phong trong lĩnh vực y tế để thấy đây là ngành có tầm ảnh hưởng quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hiện nay. 

Tìm hiểu 10 công trình y học vĩ đại nhất thế giới 

Vaccine (Vương Quốc Anh, năm 1796)

Bắt nguồn từ nghiên cứu đầu tiên của Edward Jenner (Vương Quốc Anh) năm 1796 về việc tìm ra phương pháp khống chế loại virus đậu mùa khét tiếng, bác sĩ này đã phát minh ra loại vaccine đầu tiên. Vì tính hữu ích và mức độ phổ biến trong thời kỳ dịch đậu mùa bùng phát nên nhu cầu sử dụng vaccine này đã tăng lên rất nhanh. Sau đó phải kể đến Louis Pasteur, nhà hóa học và vi sinh học người Pháp đã khám phá phát triển phương pháp tiệt trùng (pasteurization) và nghiên cứu về vaccine dại.

>> XEM THÊM:

Phẫu thuật gây mê (Mỹ, giữa thế kỷ 19) 

Trước khi biện pháp phẫu thuật gây mê ra đời vào giữa thế kỷ 19, các biện pháp phẫu thuật thông thường được xem như cách cuối cùng đối với các bệnh nhân lựa chọn các chết thay vì chịu đựng sự đau đớn. Mặc dù trước đó có nhiều thí nghiệm, song thực tế đến năm 1946, William TG Morton (Mỹ) mới là người đầu tiên thành công trong việc nghiên cứu sử dụng ether làm thuốc gây mê trong quá trình phẫu thuật. Sau đó đã có nghiên cứu khác, sử dụng chất gây mê nhanh hơn là chloroform, nhưng được xem là có nguy cơ gây tử vong cao. Mãi đến những năm 1800, thuốc gây mê an toàn hơn đã được phát triển, cho phép thực hiện hàng triệu ca phẫu thuật cứu sống, không đau. 

Kháng sinh Penicillin (Vương Quốc Anh, năm 1928)

Alexander Fleming (Vương Quốc Anh) lần đầu tiên đã khám phá ra penicillin (thuốc kháng sinh) vào năm 1928 mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị các bệnh nhiễm trùng. Penicillin trở thành loại kháng sinh đầu tiên được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, cứu sống hàng triệu người, giúp giảm tỷ lệ tử vong trong chiến tranh và bệnh tật.

Cấy ghép nội tạng (Mỹ, năm 1954)

Joseph Murray là người thực hiện ca ghép thận đầu tiên thành công vào năm 1954. Phương pháp này đã trở thành phương pháp quan trọng trong điều trị các bệnh thận mãn tính và giúp hàng nghìn bệnh nhân sống sót sau khi bị suy thận. Đến năm 1963, ca ghép phổi đầu tiên được thực hiện, tiếp theo là ghép tụy vào năm 1966 và ghép gan, tim vào năm 1967. Bên cạnh việc cứu sống hàng nghìn người trong những năm tiếp theo, các quy trình ghép tạng ngày càng trở nên sáng tạo và phức tạp hơn, với việc các bác sĩ đã thành công trong ca ghép tay đầu tiên vào năm 1998 và ghép toàn bộ khuôn mặt vào năm 2010. 

Những đột phá y học giúp cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

>>> XEM THÊM:

Liệu pháp tế bào gốc (Nhật Bản, năm 1970)

Tiềm năng to lớn của tế bào gốc đã được phát hiện vào cuối những năm 1970 khi chúng được tìm thấy trong máu cuống rốn của con người. Tế bào gốc có khả năng tự tái tạo và tạo ra bất kỳ loại tế bào nào của cơ thể. Phát hiện này mở ra những khả năng to lớn và liệu pháp tế bào gốc đã được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu và các bệnh rối loạn máu khác, cũng như cấy ghép tủy xương. Nghiên cứu đang được tiến hành để sử dụng tế bào gốc để điều trị chấn thương tủy sống và một số bệnh thần kinh như Alzheimer, Parkinson và đột quỵ. Tuy nhiên, do các vấn đề đạo đức xung quanh việc sử dụng tế bào gốc phôi, các nhà nghiên cứu có thể phải đối mặt với nhiều trở ngại khi phát triển liệu pháp dựa trên tế bào gốc. 

Công nghệ chẩn đoán hình ảnh (Đức, 1895)

Máy chụp ảnh y khoa đầu tiên là tia X quang – một dạng bức xạ điện từ, được nhà vật lý người Đức Wilhelm Conrad Rӧntgen vô tình phát minh vào năm 1895 khi thử nghiệm với dòng điện qua ống tia âm cực bằng thủy tinh. Phát hiện này đã biến đổi y học chỉ sau một đêm và đến năm sau, bệnh viện Glasgow đã mở khoa X quang đầu tiên trên thế giới. 

Trước đó, dù siêu âm được phát hiện ra, nhưng đến năm 1955 mới được sử dụng trong chẩn đoán y khoa. Thiết bị chụp ảnh y khoa này sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh kỹ thuật số và không kém phần đột phá trong việc phát hiện các tình trạng trước khi sinh và các bất thường khác ở vùng chậu và bụng. 

Năm 1967, máy quét cắt lớp vi tính (CT) đã được tạo ra, sử dụng máy dò tia X và máy tính để chẩn đoán nhiều loại bệnh khác nhau, trở thành công cụ chẩn đoán cơ bản trong y học hiện đại. Tiếp theo đến năm 1973, Paul Lauterbur tạo ra hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) đầu tiên. Có thể nói, các phát minh công nghệ chẩn đoán hình ảnh như X quang, siêu âm, MRI và CT Scan đã cách mạng hóa việc phát hiện và điều trị các bệnh lý trong cơ thể. MRI (Magnetic Resonance Imaging) sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô mềm trong cơ thể, trong khi CT (Computed Tomography) cung cấp hình ảnh cắt lớp từ nhiều góc độ, giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.

Những phát minh về chẩn đoán hình ảnh như X-quang, siêu âm, MRI và CT Scan đã cách mạng hóa y học, giúp phát hiện và điều trị bệnh chính xác hơn.

>> Xem thêm:

Thuốc kháng virus (Mỹ, năm 1960) 

Các loại virus khủng khiếp như đậu mùa, cúm và viêm gan đã gây tử vong cho nhiều người trong suốt chiều dài lịch sử. Không giống như thành công vang dội của thuốc kháng sinh, sự phát triển của thuốc kháng virus thực sự bắt đầu từ những năm 1960. Điều này chủ yếu là do cấu trúc của virus là lõi di truyền được bao quanh bởi lớp vỏ protein bảo vệ ẩn náu và sinh sản bên trong tế bào của người. Vì thế nên rất khó để điều trị chúng mà không làm hỏng tế bào vật chủ. Trong những năm qua, thuốc kháng virus đã được cải thiện đáng kể và hoạt động bằng cách ngăn chặn sự sinh sản nhanh chóng của các bệnh nhiễm trùng do virus và thậm chí có thể kích thích hệ thống miễn dịch tấn công virus. Sự phát triển của thuốc kháng virus hiệu quả đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát sự lây lan của các đợt bùng phát virus gây chết người như HIV/AIDS, Ebola và bệnh dại.   

Trí tuệ nhân tạo (Mỹ, thế kỷ 21) 

Trí tuệ nhân tạo được phát triển từ đầu thế kỷ 21 đã tạo ra những công nghệ ấn tượng làm thay đổi đáng kể ngành y tế. Các công ty khoa học sự sống và các tổ chức nghiên cứu đang hợp tác với các gã khổng lồ công nghệ như Google, IBM và Apple, và các công ty AI khởi nghiệp như OpenDialog để tạo ra những phương pháp hiệu quả hơn trong việc đối phó với bệnh tật và chăm sóc bệnh nhân.

Phương pháp điều trị tiểu đường – Insulin (Canada, năm 1921)

Insulin, do Frederick Banting và Charles Best phát hiện vào năm 1921, đã thay đổi cách thức điều trị bệnh tiểu đường loại 1 và 2. Trước khi insulin được phát minh, bệnh tiểu đường gần như là án tử đối với những người mắc phải. Công trình này đã giúp hàng triệu người sống sót và có cuộc sống khỏe mạnh.

>> XEM THÊM:

Phương pháp xạ trị (Pháp, năm 1896)

Năm 1896, Antoine Béclère, bác sĩ người Pháp tiên phong trong việc ứng dụng tia X để điều trị ung thư. Đến năm 1901,  Marie Curie, nhà vật lý học và hóa học người Pháp, đã phát hiện ra tính chất của các nguyên tố phóng xạ, đặc biệt là radium và polonium. Công trình của bà đã dẫn đến sự phát triển của xạ trị, phương pháp điều trị ung thư sử dụng tia xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là một trong những công cụ quan trọng trong điều trị ung thư hiện đại.

Phương pháp xạ trị ra đời cứu sống hàng triệu người mắc bệnh ung thư trong thời gian qua

Top 20 quốc gia đổi mới y tế hàng đầu năm 2024

Năm 2024 đánh dấu sự phát triển và đổi mới của hệ thống y tế hiện đại ở nhiều quốc gia phát triển. Dựa vào sự đổi mới công nghệ, khả năng tiếp cận và cải tiến, dưới đây là danh sách 20 quốc gia đổi mới y tế hàng đầu năm 2024:

  1. Mỹ dẫn đầu về nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và đầu tư y tế, chi 16.5% GDP vào y tế trong năm 2023.
  2. Nhật Bản xuất sắc về cơ sở hạ tầng y tế và đội ngũ chuyên gia, chi 11.4% GDP vào y tế, đặc biệt, quốc gia này đã triển khai các chương trình mở rộng một số lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả chăm sóc y tế từ xa (Telemedicine)
  3. Úc nổi tiếng với khả năng sẵn sàng của hệ thống y tế, chi 9.8% GDP để cải thiện y tế, thể hiện thông qua cơ sở hạ tầng hiện đại và chuyên gia y tế có trình độ chuyên môn cao. Vừa qua, Úc công bố kế hoạch y tế kỹ thuật số 10 năm, phác thảo tầm nhìn của Chính phủ về y tế kỹ thuật số trong thời gian tới.  
  4. Tây Ban Nha xuất sắc trong hầu hết các tiêu chí y tế, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, quốc gia này đã chi 9.7% GDP vào y tế.
  5. Đức nổi tiếng với khả năng sẵn sàng của hệ thống y tế và hợp tác với Ấn Độ để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực y tế.
  6. Canada tập trung vào sự sẵn sàng của Chính phủ bằng việc chi 11.2% GDP vào y tế. Năm ngoái, quốc gia này đã công bố những thay đổi với chương trình định cư dành cho các đối tượng làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
  7. Vương Quốc Anh nổi tiếng với các bài báo nghiên cứu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Quốc gia này đã chi 10.9% GDP vào y tế và tập trung đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ y tế trong thời gian tới.
  8. Đan Mạch thể hiện sự sẵn sàng của Chính phủ trong chăm sóc y tế, chi 9.4% GDP cho việc chăm sóc sức khỏe toàn dân. Quốc gia này cho biết sẽ chi gần 800 triệu USD để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân trong thời gian tới. 
  9. Trung Quốc thực hiện tốt trong việc phê duyệt thuốc và thử nghiệm lâm sàng, đã chi 5.4% GDP vào y tế. Chương trình mua sắm thuốc tập trung của Chính phủ Trung Quốc được ban hành nhằm cắt giảm giá thuốc, giúp giá cả các dịch vụ y tế trở nên phải chăng và dễ tiếp cận
  10. Ý đạt thành tích tốt về cơ sở hạ tầng y tế và thử nghiệm lâm sàng, đã chi 8.4% GDP cho ngành y tế để nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe nói chung. 
  11. Hàn Quốc thực hiện tốt việc phê duyệt thuốc, thử nghiệm lâm sàng và công trình nghiên cứu. Quốc gia này đã chi 9.9% GDP cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn dân. Đặc biệt, Hàn Quốc hiện đang thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp y sinh học.  
  12. Ả Rập Saudi đã chi 6.37% GDP tập trung vào y tế số, chẩn đoán y học từ xa nhằm phát triển nền y tế hiện đại tại quốc gia này.
  13. Thụy Điển khác với các quốc gia ở điểm tạo ra sự cân bằng tốt giữa hệ thống y tế công và tư, chi 9.7% GDP vào hệ thống y tế. Vừa qua, quốc gia này đã thử nghiệm các loại can thiệp và tăng số lượng giường bệnh ở các cơ sở y tế công để đáp ứng nhu cầu thăm khám, điều trị của người dân nơi đây. 
  14. Phần Lan duy trì sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống y tế công và tư, chi 9,7% GDP vào hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân. Quốc gia này đã thể hiện tốt trong các ấn phẩm chia sẻ công trình nghiên cứu y tế và thử nghiệm can thiệp. Để thúc đẩy đầu tư toàn cầu, Phần Lan đưa ra các chương trình thu hút gồm chương trình làm việc tại Phần Lan và Tăng cường Tài năng. 
  15. Israel nổi tiếng với đội ngũ chuyên gia có năng lực cao và cơ sở hạ tầng y tế tốt, chi 7.3% GDP vào hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân. Vừa qua, Israel đóng vai trò trung tâm của hơn 1,500 công ty hoạt động trong lĩnh vực đổi mới y tế.
  16. Nga đã chi 7% GDP vào y tế, phân bổ lại ngân sách chăm sóc sức khỏe từ hàng chục vùng lãnh thổ của mình để khôi phục và xây dựng bệnh viện tại các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine. Thời gian qua, Nga đã mở nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe khác nhau để mang lại cải cách và phát triển trong lĩnh vực y tế nước nhà. 
  17. Đài Loan đã chi 3.7% GDP vào cơ sở hạ tầng y tế và sáng kiến Telemedicine nhằm tăng cường khả năng tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe đến toàn dân. 
  18. Pháp dẫn đầu về nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. Quốc gia này đã chi 11.9% GDP vào y tế và khởi động chương trình y tế kỹ thuật số.
  19. Brazil tập trung vào cơ sở hạ tầng y tế và các sáng kiến về y tế số nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận hệ thống chăm sóc đến tất cả người dân. 
  20. Ireland đã chi 6.6% GDP vào cơ sở hạ tầng y tế và khả năng chi trả dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Vừa qua, quốc gia đã phát triển 6 trung tâm phẫu thuật mới, tiến tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân tốt hơn. 

>> Tham khảo thêm:

Xu hướng đầu tư y tế kết hợp với định cư để được hưởng lợi ích kép 

Lợi ích đầu tư y tế kết hợp với định cư 

Đầu tư y tế kết hợp với định cư mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư và gia đình, có thể kể đến một số quyền lợi sau đây:

  • Thứ nhất, vấn đề chăm sóc sức khỏe hiện nay đang được các quốc gia chú trọng, đặc biệt là kể từ sau đại dịch COVID-19 xảy ra và ở các quốc gia có dân số già. Vì vậy, đầu tư vào y tế, cụ thể là đầu tư vào bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe, viện dưỡng lão, v.v. mang đến lợi nhuận ổn định cho các nhà đầu tư. Hơn nữa, các nhà đầu tư có thể tận dụng các chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài bằng ưu đãi thuế và hỗ trợ đầu tư vào dự án y tế.
  • Thứ hai, đầu tư y tế kết hợp với định cư mở rộng cơ hội đầu tư kinh doanh và hợp tác quốc tế, giúp các nhà đầu tư phát triển mạng lưới đối tác, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ chăm sóc sức khỏe và dược phẩm. 
  • Thứ ba, cơ hội sở hữu Thẻ thường trú và quốc tịch thứ hai để hưởng trọn vẹn các phúc lợi xã hội. Thực tế, nhiều quốc gia hiện nay như Úc, Mỹ, Canada, và các quốc gia Châu Âu mở rộng lộ trình định cư cho các nhà đầu tư nước ngoài cơ hội sở hữu Thẻ thường trú và nhập quốc tịch thông qua việc đầu tư vào lĩnh vực y tế. Sau khi trở thành thường trú nhân hoặc công dân của quốc gia mới, nhà đầu tư và cả gia đình được tiếp cận hệ thống y tế chất lượng cao với cơ sở hạ tầng hiện đại, bảo hiểm sức khỏe toàn diện tại quốc gia đó. Ngoài ra, con cái của nhà đầu tư được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến và cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở trong tương lai.

Cơ hội tiếp cận điều trị y tế tại các quốc gia dành cho người nước ngoài

Chi phí điều trị y tế ở các quốc gia như Mỹ, Úc, Canada, v.v. đối với người nước ngoài rất đắt đỏ. Đó chính là lý do vì sao nhiều quốc gia yêu cầu những người nhập cư, bao gồm du học sinh, lao động tạm trú, người sở hữu visa ngắn hạn, dài hạn phải trang bị bảo hiểm sức khỏe cho mình. Điều này vừa giúp giảm gánh nặng chi phí điều trị y tế cho các đối tượng nêu trên nếu không may mắc bệnh, vừa giúp giảm gánh nặng lên hệ thống ngân sách y tế công của quốc gia đó. 

Có thể nhận thấy cơ hội tiếp cận điều trị y tế ở các quốc gia có sự khác nhau giữa các đối tượng. Hầu hết những người nhập cư dài hạn (thường gọi là thường trú nhân) đều được trang bị chế độ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, thay vì phải tự mua như các đối tượng khác. Đơn cử: 

Quốc gia

Người nhập cư dài hạn

Du học sinh

Lao động nước ngoài tạm trú

Các loại visa ngắn hạn khác

Mỹ

Được tham gia chương trình chăm sóc sức khỏe Medicaid, Medicare (tùy điều kiện cụ thể). 

Tự mua bảo hiểm tư nhân dành cho du học sinh. 

Tự mua bảo hiểm tư nhân trong thời hạn visa.

Canada

Được tham gia Chương trình chăm sóc sức khỏe – Y tế công miễn phí.

Một số tỉnh bang hỗ trợ, một số khác vẫn yêu cầu tự mua bảo hiểm tư nhân.

Không được hưởng chính sách y tế công, do đó khuyến nghị nên tự mua bảo hiểm tư nhân

Úc

Được tham gia Chương trình Medicare.  

OSHC là bảo hiểm sức khỏe bắt buộc mà du học sinh phải tự trang bị.

Một số chương trình visa tay nghề được tham gia Medicare, chẳng hạn Visa 494.

Không được hưởng Medicare, khuyến nghị nên tự mua bảo hiểm tư nhân

Thụy Sĩ

Yêu cầu bảo hiểm tư nhân bắt buộc.

>> Xem thêm:

Top các Chương trình đầu tư y tế định cư nước ngoài

Trong những năm gần đây, nhu cầu tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao của người nước ngoài ngày càng tăng. Đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng, được hưởng lợi ích kép, bao gồm cơ hội định cư, quyền tự do đi lại giữa nhiều quốc gia, quyền được chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia có nền y học tiên tiến và đặc biệt là mở rộng phát triển kinh doanh, tăng doanh thu, tăng giá trị tài sản. Để giúp quý nhà đầu tư dễ dàng tham khảo, dưới đây là gợi ý các chương trình đầu tư chăm sóc sức khỏe quốc tế nổi bật hiện nay: 

Chương trình Thị thực Vàng Bồ Đào Nha – Đầu tư vào dự án y tế

Bồ Đào Nha từ lâu đã bãi bỏ chương trình đầu tư bất động sản định cư, thay vào đó, quốc gia này khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quốc gia này để sở hữu quyền cư trú thông qua các hình thức đầu tư vào các loại quỹ hoặc lĩnh vực khác. 

Chương trình Thị thực Vàng Bồ Đào Nha cho phép nhà đầu tư nước ngoài và gia đình họ sở hữu Thẻ cư trú lâu dài sau khi đầu tư vào các dự án bệnh viện tư và trung tâm điều dưỡng ở quốc gia này với yêu cầu đầu tư ít nhất 500,000 EUR vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng y tế và tạo việc làm trong ngành y tế cho cộng đồng địa phương. 

Sau 5 năm, nhà đầu tư có thể xin thường trú nhân và hưởng quyền lợi như công dân EU, bao gồm chăm sóc sức khỏe trong hệ thống y tế của EU. Đầu tư vào y tế tại Bồ Đào Nha giúp nhà đầu tư tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng và mức sống ổn định tại quốc gia an toàn và phát triển.

Chương trình Thị thực Vàng Hy Lạp – Đầu tư vào viện dưỡng lão

Khác với hình thức đầu tư bất động sản đang lâm vào tình trạng quá tải hồ sơ tiếp nhận, đầu tư vào viện dưỡng lão ở Hy Lạp mang đến nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư khi khả năng được xét duyệt với thời gian nhanh cấp Thẻ thường trú cao hơn. 

Chương trình Thị thực Vàng Hy Lạp cho phép nhà đầu tư và gia đình nhận Thẻ cư trú sau khi đầu tư vào các dự án chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, như Viện dưỡng lão. Yêu cầu đầu tư tối thiểu 250,000 EUR không chỉ giúp phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh doanh bền vững. 

Sau 7 năm, nhà đầu tư có thể xin nhập tịch và trở thành công dân EU, hưởng quyền lợi đầy đủ. Hy Lạp có hệ thống y tế tốt, và nhu cầu dịch vụ chăm sóc người cao tuổi đang gia tăng mạnh mẽ, tạo cơ hội lớn cho nhà đầu tư.

Đầu tư vào viện dưỡng lão tại Hy Lạp mang đến cơ hội nhận Thẻ cư trú nhanh hơn, đồng thời mở ra tiềm năng kinh doanh bền vững và quyền lợi nhập tịch EU.

Chương trình đầu tư EB-5 Mỹ vào cơ sở y tế

Chương trình EB-5 đầu tư định cư Mỹ cho phép nhà đầu tư và vợ/chồng, con cái dưới 21 tuổi nhận Thẻ xanh Mỹ khi đầu tư tối thiểu từ 800,000 USD vào các dự án tại Mỹ, bao gồm cơ sở y tế như bệnh viện và phòng khám ở Khu vực Việc làm Mục tiêu (TEA) và tạo ra tối thiểu 10 việc làm cho người bản địa. 

Thẻ xanh Mỹ cho phép gia đình nhà đầu tư sinh sống, học tập và làm việc tại Mỹ vô thời hạn, đồng thời được hưởng quyền lợi chăm sóc sức khỏe từ hệ thống y tế hiện đại với công nghệ tiên tiến bậc nhất hiện nay.  

Chương trình định cư Canada – Đầu tư viện dưỡng lão 

Với tốc độ dân số già hóa ngày càng tăng, Canada khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các viện dưỡng lão và trung tâm chăm sóc người cao tuổi để nâng cao chất lượng hệ thống y tế cho các đối tượng này. 

Nhà đầu tư có thể tham khảo đầu tư các dự án này tại các tỉnh bang như British Columbia với các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư phát triển lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Sau khi đầu tư thành công, nhà đầu tư và gia đình được cấp visa định cư và tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe công, giáo dục, và các phúc lợi xã hội.

Chương trình định cư Singapore đầu tư vào cơ sở y tế 

Singapore là quốc gia hàng đầu về chất lượng y tế ở khu vực Châu Á, với các bệnh viện quốc tế và trung tâm y tế công nghệ cao. Chính phủ Singapore khuyến khích đầu tư vào các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện và trung tâm sử dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo. Yêu cầu đầu tư tối thiểu 2 triệu SGD vào các dự án y tế này để được sở hữu Thẻ cư trú dài hạn hoặc thẻ thường trú nhân. Singapore có hệ thống chăm sóc sức khỏe tiên tiến và là thị trường y tế hấp dẫn, mang lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong ngành y tế.

Các chương trình đầu tư định cư liên quan đến y tế không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh mà còn cung cấp quyền lợi tuyệt vời cho nhà đầu tư và gia đình, với các dịch vụ y tế đẳng cấp thế giới và môi trường sống ổn định.

Chương trình Đầu tư Dược phẩm và Công nghệ sinh học Thụy Sĩ 

Thụy Sĩ nổi tiếng là trung tâm của ngành dược phẩm và công nghệ sinh học trên thế giới, với các tập đoàn lớn có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như Novartis, Roche và khu công nghệ sinh học ở Basel, Zurich, v.v. Để đầu tư y tế kết hợp với định cư, quý vị có thể tham khảo các hình thức đầu tư gồm thành lập doanh nghiệp, hợp tác với các doanh nghiệp địa phương hoặc đầu tư vào các loại Quỹ chuyên về dược phẩm và công nghệ sinh học. Với hình thức đầu tư này, nhà đầu tư có thể tiếp cận thị trường Châu Âu, mang về lợi nhuận hấp dẫn và cơ hội định cư cũng như tự do đi lại giữa nhiều quốc gia.

Hiện tại, SI Group chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ trọn gói cho quý nhà đầu tư tham gia Chương trình thành lập doanh nghiệp tự bảo lãnh định cư tại Thụy Sĩ. Để tìm hiểu chi tiết chương trình, quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi theo thông tin liên hệ bên dưới. 

Chương trình Innovator Visa Vương Quốc Anh – Đầu tư Công nghệ Y tế 

Chương trình Innovator Founder Visa của Vương Quốc Anh được thiết kế với mục tiêu thu hút các doanh nhân nước ngoài đến quốc gia này thành lập các doanh nghiệp mang tính sáng tạo. 

Điều kiện tham gia chương trình đơn giản: Doanh nhân cần thực hiện thành lập doanh nghiệp hoặc trình bày ý tưởng khởi nghiệp, sau đó, chứng minh tài chính với mức tối thiểu từ 1,270 GBP (trường hợp có vợ/chồng và con cái đi cùng hồ sơ, cần nâng mức chứng minh tài chính) và trình độ tiếng Anh tối thiểu IELTS 5.5 (hoặc bằng cấp khác có giá trị tương đương). 

Mặc dù hiện tại, điều kiện tham gia chương trình này không đề cập cụ thể các ngành nghề hoặc lĩnh vực ưu tiên hoặc bắt buộc, song các dự án liên quan đến ngành y tế hiện đang được Vương Quốc Anh đánh giá cao bởi các tiềm năng phát triển trong tương lai gần. Được biết, quốc gia này đang ưu tiên phát triển dữ liệu khổng lồ trong ngành y tế và robot phẫu thuật. Do đó, nếu quyết định đầu tư vào lĩnh vực này có thể mang đến các lợi ích kép cho nhà đầu tư và gia đình họ. 

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về sự cần thiết của ngành y tế cũng như cơ hội đầu tư định cư vào lĩnh vực này của các nhà đầu tư quốc tế với các chương trình nổi bật. Để được tư vấn chuyên sâu về việc tham gia các chương trình đầu tư định cư lĩnh vực y tế, quý vị vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên viên của SI Group chúng tôi: 

🏢: Tầng 44 Bitexco Financial Tower, 02 Hải Triều, Bến Nghé, Quận 1, HCM.

🏛️: Tầng 19, Capital Place, 29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

☎️: (+84)979 355 355

Khám phá thêm về SI Group

Facebook | Zalo | Linkedin | Youtube

>>> XEM THÊM: 

Các tin tức liên quan
Liên Hệ Tư Vấn
Điều làm nên khác biệt của SI Group chính là từng giải pháp được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu, điều kiện riêng biệt của từng Quý khách hàng. Chúng tôi cung cấp giải pháp tối ưu nhất dành riêng cho Quý khách, đồng thời cam kết tỷ lệ thành công và thời gian hoàn thành cho từng dịch vụ.
Để được tư vấn chính xác, nhanh chóng và bảo mật, Quý khách liên hệ trực tiếp Hotline (+84) 979 355 355 hoặc để lại thông tin. Đội ngũ với hơn 20 năm kinh nghiệm của SI Group luôn sẵn sàng để kết nối và tư vấn miễn phí.