Các diện bảo lãnh sang Mỹ làm việc: Thủ tục, chi phí mới nhất
Nổi tiếng là cường quốc kinh tế thế giới với cơ hội việc làm rộng mở, Mỹ trở thành điểm đến lý tưởng đối với nhiều người nhập cư. Nếu không có khả năng tài chính lớn, cũng không có người thân là thường trú nhân hoặc công dân Mỹ, quý vị có thể chọn cách làm việc tại Mỹ theo diện được doanh nghiệp bảo lãnh. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bài viết dưới đây chia sẻ điều kiện, thủ tục và chi phí mới nhất của mỗi chương trình đến quý vị quan tâm.
Bảo lãnh sang Mỹ làm việc là gì?
Bảo lãnh sang Mỹ làm việc là quá trình doanh nghiệp Mỹ muốn hỗ trợ lao động nước ngoài nộp đơn xin phép cư trú và làm việc hợp pháp tại Mỹ. Khi đó, doanh nghiệp Mỹ phải đảm bảo cung cấp công việc đủ điều kiện đối với loại visa cụ thể nào đó và nộp đơn xin phép đến USCIS hoặc DOL (Bộ Lao động Mỹ), tùy mỗi loại visa khác nhau.
Việc bảo lãnh sang Mỹ làm việc không thể do người lao động tự thực hiện và việc này cần được chứng minh rằng không làm ảnh hưởng đến phúc lợi, tiền lương hay điều kiện làm việc của người dân Mỹ tại địa phương. Bảo lãnh sang Mỹ làm việc là bắt buộc đối với cả visa làm việc diện tạm trú và thường trú.
Các diện bảo lãnh sang Mỹ làm việc hiện nay
Để có thể sang Mỹ làm việc theo diện được doanh nghiệp bảo lãnh, quý vị có thể tham khảo các loại visa phổ biến sau đây:
Nhóm visa làm việc định cư Mỹ
Ứng viên được doanh nghiệp Mỹ bảo lãnh theo diện này được cấp Thẻ xanh Mỹ, có thể cư trú lâu dài tại quốc gia này. Bao gồm các loại visa sau đây:
Visa EB-1 dành cho những người có năng lực đặc biệt trong các lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, giáo dục, kinh doanh hoặc thể thao; giáo sư và nhà nghiên cứu xuất sắc; giám đốc điều hành và quản lý đa quốc gia. Riêng đối với Visa EB-1A không yêu cầu ứng viên phải có chủ sử dụng lao động bảo lãnh.
Visa EB-2 dành cho các chuyên gia có bằng cấp cao hoặc năng lực đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật, khoa học hoặc kinh doanh. Riêng đối với Visa EB-2 NIW là chương trình đặc biệt, được miễn trừ vì lợi ích quốc gia không yêu cầu phải có chủ sử dụng lao động bảo lãnh.
Visa EB-3 dành cho lao động tay nghề, lao động phổ thông và chuyên gia đáp ứng yêu cầu về trình độ và điều kiện tuyển dụng của doanh nghiệp Mỹ.
Visa EB-4 dành cho ứng viên làm việc ở các vị trí đặc biệt như nhân viên tôn giáo, nhân viên Chính phủ, Phát thanh viên, Bác sĩ, Phiên dịch viên và những người khác.
>> Tham khảo thêm:
- Phân biệt các loại visa định cư Mỹ mới nhất
- Visa định cư Mỹ EB-2 diện tài năng đặc biệt
- So sánh Visa EB-2 và EB-3: Điểm giống và khác nhau
- Visa EB-1C: Chương trình visa định cư Mỹ cho nhân sự cấp cao
- Định cư Mỹ EB-5 là gì? Định cư Mỹ theo chương trình visa EB-5 [update 2024]
Nhóm visa làm việc không định cư Mỹ
Ứng viên được doanh nghiệp Mỹ bảo lãnh theo diện này chỉ có thể làm việc và cư trú tại Mỹ trong thời gian nhất định. Cụ thể:
Visa B-1
Visa B-1 cho phép các doanh nghiệp Mỹ tuyển dụng lao động nước ngoài vào các ngành nghề chuyên môn đòi hỏi chuyên môn trong các lĩnh vực như CNTT, kỹ thuật, toán học, y học hoặc luật. Ứng viên cần có ít nhất bằng Cử nhân hoặc tương đương và kinh nghiệm làm việc. Visa B-1 được cấp trong vòng 3 năm và được gia hạn thêm 3 năm. Hạn ngạch cấp visa B-1 hàng năm là 65.000 suất, với 20,000 suất bổ sung dành cho cá nhân có bằng cấp cao tại Mỹ.
Visa H-1B
Visa này cho phép doanh nghiệp thuê lao động nước ngoài có tay nghề cao trong các lĩnh vực chuyên môn như kiến trúc, khoa học, y học, kỹ thuật và công nghệ thông tin. Số lượng hồ sơ được giới hạn mỗi năm và yêu cầu người lao động phải có ít nhất bằng cử nhân (hoặc tương đương) trong lĩnh vực đã chọn. Visa H-1B thông thường cho phép cá nhân làm việc tại Mỹ trong vòng 3 năm, có thể gia hạn tối đa 6 năm. Người lao động không phải ở lại với chủ lao động đã bảo lãnh họ trước kia, nghĩa là họ có thể chuyển việc sau khi nhập cảnh vào nước Mỹ, miễn là chủ lao động mới có thể bảo lãnh theo Visa H-1B khác.
Visa H-2A và H-2B
Visa H-2A cho phép các nhà tuyển dụng Mỹ thuê lao động nước ngoài để thực hiện công việc nông nghiệp theo mùa. Trong khi đó, Visa H-2B dành cho các ứng viên làm công việc trong những ngành phi nông nghiệp, chẳng hạn dịch vụ khách sạn, xây dựng, nơi có nhu cầu tạm thời hoặc theo mùa. Visa này thường có giá trị lên đến 1 năm, có khả năng gia hạn và tùy thuộc vào giới hạn số lượng mỗi năm tài chính.
Không giống các loại thị thực lao động khác phải nộp trực tiếp cho USCIS, với Visa H-2A và H-2B, trước tiên, người sử dụng lao động phải xin Giấy Chứng nhận lao động tạm thời từ Bộ Lao động (DOL). Giấy chứng nhận này xác nhận rằng không có lao động đủ tiêu chuẩn ở Mỹ để đảm nhiệm các vị trí tạm thời và việc tuyển dụng lao động nước ngoài sẽ không ảnh hưởng xấu đến tiền lương và điều kiện làm việc của người lao động Mỹ. Sau khi nhận được Giấy chứng nhận lao động từ DOL, người sử dụng lao động có thể nộp đơn lên USCIS để xin chấp thuận thị thực.
Visa L-1
Visa L-1 là visa chuyển giao nội bộ công ty, được thiết kế dành cho nhân viên của các công ty đa quốc gia đang được chuyển đến văn phòng hoặc chi nhánh tại Mỹ. Visa L-1A dành cho giám đốc điều hành và quản lý, trong khi Visa L-1B dành cho những người có kiến thức chuyên môn quan trọng đối với hoạt động của công ty. Để đủ điều kiện xin visa này, ứng viên phải làm việc cho chi nhánh ở nước ngoài ít nhất 1 năm trong vòng 3 năm gần nhất .
Visa L-1A cho phép ứng viên lưu trú tại Mỹ tối đa 7 năm, trong khi Visa L-1B chỉ được phép lưu trú tại Mỹ tối đa 5 năm. Vợ/chồng và con cái phụ thuộc có thể cùng sang Mỹ theo Visa L-2. Ngoài ra, nếu đủ điều kiện, vợ/chồng có thể đủ điều kiện để được cấp phép làm việc tại Mỹ.
Visa TN
Visa TN cho phép các chuyên gia Canada và Mexico làm việc tại Mỹ theo Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA, trước đây là NAFTA). Các ngành nghề đủ điều kiện bao gồm các lĩnh vực như kế toán, kỹ thuật, luật, khoa học và giảng dạy. Khi đó, ứng viên phải có Thư mời làm việc từ nhà tuyển dụng Mỹ, đáp ứng các yêu cầu cụ thể về trình độ học vấn hoặc kinh nghiệm cho nghề nghiệp và chứng minh rằng thời gian lưu trú là tạm thời.
Không giống các loại visa khác, visa TN không có giới hạn hàng năm và có thể gia hạn miễn là đáp ứng được các điều kiện về việc làm.
Visa O-1
Visa O-1 dành cho ứng viên có thể chứng minh được khả năng đặc biệt của mình trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, giáo dục, kinh doanh hoặc thể thao. Để đủ điều kiện, ứng viên phải cung cấp bằng chứng về sự công nhận liên tục trong nước hoặc quốc tế, chẳng hạn các giải thưởng lớn, ấn phẩm hoặc đóng góp trong lĩnh vực nào đó.
Visa O-1A dành cho ứng viên có chuyên môn khoa học, kinh doanh và giáo dục, còn Visa O-1B dành cho ứng viên có chuyên môn nghệ thuật và giải trí. Ban đầu, visa này được cấp trong thời hạn tối đa 3 năm và có thể được gia hạn theo từng đợt 1 năm nếu người lao động tiếp tục làm việc trong cùng một dự án.
Visa P
Visa P cấp cho các vận động viên, nghệ sĩ giải trí hoặc nghệ sĩ biểu diễn được công nhận quốc tế đến Mỹ tạm thời để tham gia một cuộc thi, buổi biểu diễn hoặc chương trình văn hóa. Visa P-1 áp dụng cho các vận động viên hoặc đội cá nhân, Visa P-2 dành cho các nghệ sĩ hoặc nghệ sĩ biểu diễn trong các chương trình trao đổi có đi có lại và Visa P-3 dành cho các nghệ sĩ biểu diễn theo văn hóa độc đáo.
Ứng viên phải cung cấp bằng chứng về việc được công nhận quốc tế và mục đích chuyến thăm. Các loại thị thực này thường có giá trị trong suốt thời gian diễn ra sự kiện hoặc chuyến tham quan và có thể gia hạn tùy thuộc vào bản chất của chuyến đi.
Visa R-1
Visa R-1 dành cho những người làm việc trong lĩnh vực tôn giáo muốn đến Mỹ để thực hiện nhiệm vụ tôn giáo với tư cách là mục sư hoặc công việc khác trong cùng lĩnh vực. Khi đó, ứng viên phải làm việc cho tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận tại Mỹ và tổ chức đó phải chứng minh rằng vị trí đó đòi hỏi phải thực hiện nhiệm vụ tôn giáo. Loại visa này được cấp trong thời hạn lên đến 30 tháng, với khả năng gia hạn thêm 30 tháng. Để đủ điều kiện, ứng viên phải là thành viên của giáo phái được bảo trợ trong ít nhất 2 năm trước thời điểm nộp hồ sơ.
>> Xem thêm:
- Bộ An ninh Nội địa Mỹ đề xuất tăng phí gia hạn hồ sơ Visa H-1B, L-1B
- Kinh nghiệm phỏng vấn Visa L-1A Mỹ tăng tỷ lệ thành công
Ai có thể bảo lãnh sang Mỹ làm việc?
Để có thể bảo lãnh lao động nước ngoài sang Mỹ làm việc, chủ sử dụng lao động phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Độ tuổi: Từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ;
- Đang cư trú tại Mỹ hoặc một trong các vùng lãnh thổ của Mỹ;
- Đáp ứng yêu cầu tài chính tối thiểu;
- Cung cấp bằng chứng về ý định duy trì mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động khi họ đến Mỹ.
Chủ sử dụng lao động có thể bảo lãnh cho một nhân viên hiện tại hoặc tương lai thông qua thị thực lao động bằng cách nộp Mẫu đơn I-140 (Đơn xin nhập cư cho người lao động nước ngoài).
Điều kiện để được bảo lãnh sang Mỹ làm việc
Để đủ điều kiện được bảo lãnh sang Mỹ làm việc, về cơ bản, ứng viên phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Độ tuổi: Từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Đáp ứng yêu cầu về sức khỏe và lý lịch tư pháp;
- Đáp ứng yêu cầu về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc của từng loại visa và chủ sử dụng lao động bảo lãnh;
- Đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm làm việc phù hợp với điều kiện của từng loại visa và chủ sử dụng lao động bảo lãnh;
- Yêu cầu khác tùy theo từng loại visa.
Chẳng hạn:
- Visa H-1B: Ứng viên phải có bằng Cử nhân trong lĩnh vực liên quan đến công việc;
- Visa O-1: Ứng viên phải chứng minh khả năng đặc biệt thông qua các giải thưởng, ấn phẩm hoặc đóng góp trong lĩnh vực làm việc, v.v.
- Visa L-1: Ứng viên phải làm việc cho công ty ngoài Mỹ trước khi được bảo lãnh tối thiểu 1 năm trong vòng 3 năm với vị trí quản lý hoặc chuyên môn cao.
>> Xem thêm:
- Điều kiện để được định cư ở Mỹ mới nhất 2024
- Các điều kiện visa lao động Mỹ diện EB-3
- Visa định cư Mỹ diện đầu tư EB-5: Điều kiện, chương trình mới nhất
Hồ sơ để được bảo lãnh sang Mỹ làm việc
Ứng viên cần chuẩn bị các hồ sơ sau đây để được bảo lãnh sang Mỹ làm việc:
Đối với nhóm visa lao động định cư:
- Hộ chiếu còn hiệu lực;
- Giấy chứng nhận sức khỏe;
- Lý lịch tư pháp;
- Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có vợ/chồng đi cùng hồ sơ sang Mỹ);
- Giấy khai sinh;
- Ảnh chụp cỡ hộ chiếu;
- Bằng chứng về trình độ học vấn, chuyên môn;
- Bằng chứng về kinh nghiệm làm việc;
- Bằng chứng về khả năng đặc biệt của bản thân (nếu có);
- Mẫu đơn I-94;
- Mẫu đơn I-140 và Mẫu đơn I-485 nếu nộp hồ sơ tại Mỹ;
- Mẫu đơn I-140 và Mẫu đơn DS-260, Mẫu đơn I-864;
- Thư mời làm việc từ nhà tuyển dụng;
- Thư giới thiệu của các công ty đang làm việc và/hoặc trước đây;
- Các giấy tờ khác (nếu có).
Đối với nhóm visa lao động không định cư:
- Hộ chiếu còn hiệu lực;
- Giấy chứng nhận sức khỏe;
- Lý lịch tư pháp;
- Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có vợ/chồng đi cùng hồ sơ sang Mỹ);
- Giấy khai sinh;
- Ảnh chụp cỡ hộ chiếu;
- Bằng chứng về trình độ học vấn, chuyên môn;
- Bằng chứng về kinh nghiệm làm việc;
- Bằng chứng về khả năng đặc biệt của bản thân (nếu có);
- Thư xác nhận hoàn thành đơn xin thị thực không định cư (Mẫu đơn DS-160);
- Nộp phí xin thị thực và biên lai nộp phí;
- Bằng chứng về mối quan hệ ràng buộc với quốc gia quê hương sau khi visa hết hiệu lực;
- Các giấy tờ hồ sơ khác (nếu có).
>> Có thể quý vị quan tâm:
- Chi tiết thủ tục xin visa Mỹ EB-2
- Hồ sơ EB-3 cần chuẩn bị những gì?
- Hướng dẫn kiểm tra tình trạng hồ sơ định cư Mỹ chính xác và nhanh chóng nhất
Thủ tục bảo lãnh sang Mỹ làm việc mới nhất
Thủ tục bảo lãnh sang Mỹ làm việc gồm 5 bước quan trọng dưới đây:
- Bước 1: Doanh nghiệp Mỹ phải xác định xem người lao động nước ngoài có đủ điều kiện không
Nhà tuyển dụng phải xem xét và đánh giá nhân viên của mình có đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu cần thiết trước khi nộp hồ sơ không.
- Bước 2: Nhận được sự chấp thuận từ Bộ Lao động Mỹ (DOL)
Doanh nghiệp Mỹ phải nhận được sự chấp thuận từ Bộ Lao động Mỹ (DOL) về việc bảo lãnh lao động nước ngoài sang Mỹ làm việc trước khi nộp Mẫu đơn I-140. Tuy nhiên, đối với một số visa lao động định cư, chẳng hạn Visa EB-2 NIW, Visa EB-1A không cần thực hiện bước này.
- Bước 3: Nộp các mẫu đơn cần thiết
Sau khi được DOL chấp thuận, doanh nghiệp Mỹ cần phải nộp đơn lên USCIS Mẫu đơn I-140 online hoặc trực tiếp. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp phải nộp thêm một số hồ sơ khác. Chẳng hạn nhà tuyển dụng cần điền và nộp thêm Mẫu đơn I-864 để đảm bảo trách nhiệm tài chính đối với người lao động nước ngoài mà công ty bảo lãnh.
- Bước 4: Người lao động nộp đơn xin visa
Trong trường hợp, công dân nước ngoài hiện đang cư trú hợp pháp tại Mỹ, có thể xem xét điều kiện nộp hồ sơ xin điều chỉnh tình trạng “thường trú nhân”. Tuy nhiên, hầu hết được đưa vào danh sách chờ. Thời gian chờ có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào trường hợp cụ thể.
- Bước 5: Chờ xem xét và chấp thuận
Lúc này, Bộ Ngoại giao Mỹ chủ động liên hệ và mời quý vị nộp đơn xin thị thực định cư đến phỏng vấn. Qua xem xét, nếu đáp ứng điều kiện, quý vị sẽ được cấp visa đến Mỹ làm việc và sinh sống hợp pháp.
Chi phí bảo lãnh sang Mỹ làm việc bao nhiêu tiền?
Chi phí bảo lãnh sang Mỹ làm việc có thể chênh lệch giữa những loại thị thực và quy mô công ty. Trong đó, bao gồm cả phí hành chính và phí pháp lý, cụ thể như sau:
- Phí nộp hồ sơ: Khoảng 460 – 780 USD, tùy thuộc vào quy mô công ty;
- Phí phòng chống gian lận: 500 USD, đây là khoản phí bắt buộc đối với một số loại visa như Visa H-1B;
- Phí chương trình tị nạn: 300 – 600 USD;
- Phí luật công: Khoảng 4,500 USD (dành cho công ty có hơn 50% nhân viên làm việc theo Visa H-1B hoặc Visa L-1);
- Phí xử lý nhanh: 2,805 USD (thời gian xử lý nhanh hơn);
- Phí pháp lý: 1,500 – 4,500 USD, tùy vào mức độ phức tạp của từng hồ sơ.
Ngoài ra, doanh nghiệp Mỹ cũng có thể phải chi các khoản như phí tuyển dụng, phí gia hạn thị thực, v.v.
>> Tham khảo thêm:
- Chi phí sinh hoạt ở Mỹ: Những điều người mới nhập cư cần biết.
- Lệ phí xin visa định cư Mỹ bao nhiêu tiền? Nộp phí visa Mỹ ở đâu
- Muốn định cư ở Mỹ cần bao nhiêu tiền?
- Cập nhật chi phí định cư Mỹ EB-2 mới nhất
- Chi phí định cư Mỹ EB-3 năm 2024 bao nhiêu?
Thời gian xét duyệt hồ sơ bảo lãnh sang Mỹ làm việc là bao lâu?
Trung bình, doanh nghiệp Mỹ phải mất khoảng 17.3 tháng để bảo lãnh lao động nước ngoài sang Mỹ làm việc. Riêng bước xử lý Mẫu đơn I-140 đã mất khoảng 5 đến 8 tháng để xử lý hoặc việc điều chỉnh tình trạng hoặc xử lý thị thực định cư, có thể kéo dài thêm 8-14 tháng tùy vào thời gian xử lý thị thực định cư.
Dưới đây là một số thời gian xử lý trung bình cho các loại visa bảo lãnh sang Mỹ làm việc mà quý vị có thể tham khảo thêm:
- Visa H-1B: Khoảng 3-6 tháng và có thể thay đổi.
- Visa L-1: Khoảng 3-4 tháng, nhưng quý vị có thể yêu cầu thời gian xử lý nhanh hơn 1-3 tuần.
- Visa O: Khoảng 2-3 tháng và quý vị có thể nộp thêm một khoản phí bổ sung để được xử lý đơn nhanh hơn.
>> Xem thêm:
- Thời gian xử lý cư trú Mỹ kéo dài bao lâu?
- Visa định cư Mỹ có thời hạn bao lâu? Gia hạn được bao nhiêu lần?
- Bảo lãnh định cư Mỹ diện anh chị em mất bao lâu? Thủ tục & hồ sơ mới nhất
- Bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ visa CR1/IR1 mất bao lâu? Thủ tục & hồ sơ cần thiết
Một số lưu ý khi được bảo lãnh sang Mỹ làm việc
Để quá trình được bảo lãnh sang Mỹ làm việc diễn ra suôn sẻ, quý vị cần lưu ý:
- Tìm kiếm nhà tuyển dụng tiềm năng để thực hiện bảo lãnh sang Mỹ làm việc.
- Tận dụng các mối quan hệ từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp để hỗ trợ tìm kiếm nhà tuyển dụng bảo lãnh.
- Xây dựng thương hiệu cá nhân tốt để trở thành ứng viên hấp dẫn trong mắt nhà tuyển dụng.
- Tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ cho quá trình được bảo lãnh sang Mỹ làm việc.
- Tránh sai lầm không đáng có, bao gồm chuẩn bị thiếu giấy tờ, hồ sơ hoặc cung cấp thông tin không trung thực, từng vi phạm thị thực trước đó, không chứng minh đủ điều kiện kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, v.v.
Làm thế nào để tránh lừa đảo khi làm hồ sơ bảo lãnh sang Mỹ làm việc?
Để tránh bị lừa đảo khi làm hồ sơ được bảo lãnh sang Mỹ làm việc, quý vị cần hết sức tỉnh táo và cẩn trọng khi gặp những tình huống:
- Gây sức ép bắt buộc quý vị phải thanh toán nhanh chóng;
- Sử dụng các kênh không chính thức như email cá nhân và yêu cầu thanh toán vào tài khoản cá nhân;
- Không có đầy đủ thông tin xác thực về nhà tuyển dụng và công việc sắp làm ở Mỹ.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến việc bảo lãnh sang Mỹ làm việc mà chúng tôi muốn gửi đến quý vị. Với những chia sẻ này, chúng tôi hy vọng cung cấp thêm thông tin hữu ích hỗ trợ quý vị hiện thực hóa giấc mơ Mỹ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục làm việc định cư Mỹ, quý vị vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên viên của SI Group để được tư vấn:
🏢: Tầng 44 Bitexco Financial Tower, 02 Hải Triều, Bến Nghé, Quận 1, HCM.
🏛️: Tầng 19, Capital Place, 29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
☎️: (+84)979 355 355
Khám phá thêm về SI Group
Facebook | Zalo | Linkedin | Youtube
>> XEM THÊM:
- Những kinh nghiệm khi phỏng vấn định cư Mỹ diện EB3 nên biết
- Những ngành nghề được ưu tiên định cư tại Mỹ mới nhất
- 3 cách định cư Mỹ không cần bảo lãnh phổ biến nhất 2024
- Định cư Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình và các diện bảo lãnh đi Mỹ mới nhất
- Phân loại các diện visa định cư Mỹ phổ biến nhất hiện nay
- Định cư Mỹ bao lâu có thẻ xanh? Điều kiện được cấp thẻ xanh Mỹ
- Đi định cư ở Mỹ cần chuẩn bị gì? Kinh nghiệm khi mới sang Mỹ định cư
- Hướng dẫn thủ tục gia hạn visa Mỹ thành công
- 5 Cách chuyển tiền định cư Mỹ an toàn, hợp pháp và nhanh chóng nhất
- Điều kiện để được định cư ở Mỹ mới nhất 2024
Để được tư vấn chính xác, nhanh chóng và bảo mật, Quý khách liên hệ trực tiếp Hotline (+84) 979 355 355 hoặc để lại thông tin. Đội ngũ với hơn 20 năm kinh nghiệm của SI Group luôn sẵn sàng để kết nối và tư vấn miễn phí.