Tin tức

EU Blue Card ra đời như thế nào?

Quốc gia: Định cư EU
Chương trình: Giải pháp An cư
Người đăng: Nguyễn Trúc Anh Cập nhật: 20/03/2024

Các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế EU đã và đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động lớn, dự kiến tình trạng này sẽ gia tăng vào những năm tới. Vì thế, Châu Âu cần thu hút nhiều lao động có tay nghề cao hơn trong thế giới đầy cạnh tranh này. 

Để làm được điều đó, lần đầu tiên vào năm 2007, Hội đồng Liên minh Châu Âu đề xuất Dự thảo Chỉ thị cho phép công dân của quốc gia thứ ba (ngoài EU) nhập cảnh và cư trú tại khu vực với mục đích làm các công việc có yêu cầu trình độ cao. Đến năm 2009, Chỉ thị 2009/50/EC về EU Blue Card được thông qua. Năm 2014, Ủy ban Liên minh Châu Âu báo cáo đến Nghị viện và Hội đồng Liên minh Châu Âu về việc thực hiện Chỉ thị này. 

Xem thêm: Những điều cần biết về EU Blue Card 

Với mong muốn biến EU Blue Card trở thành Chương trình hấp dẫn và phù hợp hơn ở các quốc gia EU, Ủy ban đề xuất sửa đổi Chỉ thị EU Blue Card vào tháng 6/2016, đưa ra các quy tắc hiệu quả hơn nhằm thu hút lao động có tay nghề cao vào EU, bao gồm điều kiện và quyền lợi được nâng cao cũng như khả năng tự do di chuyển, làm việc giữa các quốc gia thành viên dễ dàng hơn. 

Sau nhiều lần đàm phán, cuối cùng đã đạt đến thỏa thuận, đến ngày 27/11/2021 Chỉ thị về EU Blue Card sửa đổi được thông qua và có hiệu lực. Các quốc gia thành viên EU (ngoại trừ Đan Mạch và Ireland) có thời hạn đến 18/11/2023 để chuyển Chỉ thị này thành luật quốc gia. 

Chỉ thị EU Blue Card quy định các điều kiện nhập cảnh và cư trú của công dân có trình độ cao ngoài EU tại 25 quốc gia EU. Giấy phép cư trú và làm việc tại các quốc gia này gọi chung là EU Blue Card (Thẻ xanh EU). Quý vị có thể tham khảo thêm tóm tắt của Chỉ thị EU Blue Card tại đây

Xem thêm: Thị thực Vàng có thể giúp nhà đầu tư sở hữu quốc tịch không? 

Mục tiêu chính của EU trong việc đưa ra Chỉ thị EU Blue Card là cho phép các quốc gia EU thu hút và giữ chân nhân tài là các công dân đến từ quốc gia thứ ba (ngoài EU) có trình độ cao và tạo điều kiện để họ tiếp cận thị trường lao động tại khu vực này. Đồng thời, thiết lập quy trình nhanh chóng và tiêu chí chấp nhận chung để cấp Thẻ xanh EU của các quốc gia. Đặc biệt là tạo điều kiện để những người có trình độ cao dễ dàng tự do di chuyển trong khu vực EU. 

Khác với các Chương trình tay nghề lao động ở các quốc gia, EU Blue Card chỉ cấp cho chuyên gia, chứ không cấp cho lao động bình thường vì mục đích chính vẫn là để thu hút nhân tài vào Châu Âu làm việc. Ban đầu các quy tắc rất nghiêm ngặt, nhưng đến khi Chỉ thị về EU Blue Card được sửa đổi vào năm 2021, các tiêu chuẩn phần nào được nới lỏng giúp những người lao động có trình độ cao và dày dặn kinh nghiệm dễ dàng di chuyển đến Châu Âu hơn. 

Thực tế, không dễ dàng lấy Thẻ xanh EU vì mỗi quốc gia thành viên EU đều có hạn ngạch và chỉ dành cho lao động tay nghề cao – những người có thể lấp đầy khoảng trống thiếu hụt tại một quốc gia. 

So với các Chương trình, EU Blue Card dần trở nên phổ biến và hấp dẫn hơn bao giờ hết bởi quyền tự do đi lại, học tập, làm việc và đầu tư kinh doanh giữa các quốc gia trong khu vực với chi phí phải chăng, phù hợp với khả năng tài chính của các gia đình Việt thuộc tầng lớp trung lưu hiện nay. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là yêu cầu trình độ chuyên môn của đương đơn để có thể đáp ứng yêu cầu công việc tại quốc gia cấp thẻ. 

Tính đến năm 2021, đã có 28,966 EU Blue Cards được cấp. Trong đó, đứng đầu là Ấn Độ, kế đến là Nga, Belarus, Ucraina và Thổ Nhĩ Kỳ. 

Các tin tức liên quan
Liên Hệ Tư Vấn
Điều làm nên khác biệt của SI Group chính là từng giải pháp được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu, điều kiện riêng biệt của từng Quý khách hàng. Chúng tôi cung cấp giải pháp tối ưu nhất dành riêng cho Quý khách, đồng thời cam kết tỷ lệ thành công và thời gian hoàn thành cho từng dịch vụ.
Để được tư vấn chính xác, nhanh chóng và bảo mật, Quý khách liên hệ trực tiếp Hotline (+84) 979 355 355 hoặc để lại thông tin. Đội ngũ với hơn 20 năm kinh nghiệm của SI Group luôn sẵn sàng để kết nối và tư vấn miễn phí.