Sau lệnh áp thuế mới của ông Trump, các nước phản ứng ra sao: Trung Quốc kiện WTO, Việt Nam sẵn sàng ứng phó
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump năm 2025 đang gây ra nhiều xáo trộn lớn đối với thương mại toàn cầu. Hầu hết các quốc gia đều phản ứng mạnh mẽ trước lệnh áp thuế mới, chẳng hạn Canada, Trung Quốc, v.v. trong khi đó, Việt Nam chủ động thích ứng với tình hình. Cụ thể như thế nào, bài viết dưới đây phân tích rõ để quý nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu có thể sớm nắm bắt tình hình.
Tổng quan các chính sách thuế mới của ông Trump
Ngày 01/02/2025, Tổng thống Donald Trump chính thức ký Sắc lệnh áp mức thuế mới đối với hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc. Quyết định này dự báo gây ảnh hưởng sâu rộng đến thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng quốc tế.
Trong đó, Mỹ áp mức thuế 25% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico, ngoại trừ tài nguyên năng lượng từ Canada chịu thuế 10%. Tuy nhiên, trước ngày có hiệu lực thi hành, Mỹ công bố tạm hoãn áp thuế mới trong vòng 30 ngày để tiếp tục đàm phán. Nếu không đạt được thỏa thuận, mức thuế 25% sẽ được áp dụng từ tháng 03/2025.
Về phía Trung Quốc sẽ phải áp thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ đến từ quốc gia này. Được biết, Mỹ không công bố danh sách mã hàng bị áp thuế nhưng có khả năng sẽ áp dụng 10% thuế cho toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Chỉ những hàng hóa sau đây được miễn trừ, bao gồm hàng hóa rời Trung Quốc trước 12:01 AM EST ngày 01/02/2025, hàng hóa từ Macau.
Ngoài ra, từ ngày 04/02/2025, Mỹ loại bỏ miễn trừ De Minimis đối với Trung Quốc, điều này đồng nghĩa với việc tất cả hàng hóa có nguồn gốc Trung Quốc sẽ bị áp thuế, bất kể giá trị. Chính sách thuế mới của Mỹ giáng đòn mạnh vào thương mại Trung Quốc, đặc biệt là các nền tảng như Shein, Temu, Alibaba, khi chi phí nhập khẩu tăng cao, ảnh hưởng đến giá bán và lợi nhuận. Doanh nghiệp nhập khẩu nhỏ cũng chịu áp lực lớn, với chi phí đội lên, lợi nhuận thu hẹp. Chưa kể, thời gian thông quan kéo dài, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến tốc độ giao hàng.
Sau đó, Tổng thống Trump tiếp tục công bố chính sách thuế quan mới đối với nhiều quốc gia. Bắt đầu từ mặt hàng nhôm và thép với mức thuế mới là 25%. Ông cho biết sẽ tiếp tục công bố thêm các mức thuế mới vào tuần này. Đối với Tổng thống Trump, việc áp dụng chính sách thuế mới được thực hiện theo nguyên tắc có đi lại, nhằm đảm bảo sự công bằng cho các đơn vị sản xuất và người lao động trong nước, cũng như bảo vệ nền kinh tế Mỹ trong tương lai.
>>> XEM THÊM:
- Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại buổi lễ nhậm chức ngày 20/01/2025
- Mỹ tạm hoãn áp thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Canada trong 30 ngày
- Ông Trump công bố mức thuế mới đối với nhiều quốc gia: Bắt đầu từ thép và nhôm
- Thuế quan thời Tổng thống Trump: Thách thức toàn cầu và chiến lược cho nhà đầu tư
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp về thuế nhập khẩu đối với Canada, Mexico và Trung Quốc năm 2025
Các quốc gia phản ứng ra sao trước lệnh áp thuế của ông Trump?
Lệnh áp thuế mới của Tổng thống Trump đã châm ngòi cho làn sóng phản ứng toàn cầu. Canada, Trung Quốc, Brazil tuyên bố đáp trả mạnh mẽ, trong khi Úc và New Zealand tìm kiếm con đường thương lượng, Colombia chọn cách nhún nhường để tránh xung đột và Việt Nam chọn cách lên kế hoạch ứng phó. Mỗi quốc gia đang bước vào cuộc chiến thương mại mới với kế hoạch chiến lược riêng, tạo nên bức tranh đối đầu – thương lượng đầy kịch tính.
Canada thề sẽ trả đũa mạnh mẽ
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết rằng quốc gia này sẽ tìm cách nêu bật tác động tiêu cực của chính sách thuế quan đối với mặt hàng nhôm và thép của Mỹ, nếu cầu, Canada sẽ có hành động đáp trả kiên quyết và rõ ràng hơn. Ông chia sẻ, người dân Canada sẽ đứng lên mạnh mẽ và kiên quyết, nếu cần.
Trước đó, ngay khi nhận thông báo áp thuế từ ông Trump, Thủ tướng Justin Trudeau cũng đã tuyên bố hành động trả đũa, bằng việc Canada ban hành mức thuế đối ứng với các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
>>> XEM THÊM:
- Chiến tranh thương mại leo thang khi ông Trump áp thuế mới và Canada trả đũa
- Canada có thể gia nhập EU khi quan hệ với Mỹ đang căng thẳng?
- 142 mặt hàng Mỹ bị Canada đánh thuế 25% kể từ ngày 04/02/2025
- Canada sẽ như thế nào nếu Tổng thống Trump quyết định áp 25% thuế xuất khẩu
Trung Quốc khởi kiện Mỹ lên WTO
Trung Quốc chính thức nộp đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cáo buộc chính sách thuế quan của Mỹ là phân biệt đối xử và vi phạm cam kết thương mại quốc tế.
Tuyên bố được WTO trích dẫn như sau “Trung Quốc cho rằng các biện pháp này dường như không phù hợp với nghĩa vụ của Mỹ theo thỏa thuận mới, dẫn đến việc thành lập cơ quan thương mại này, đồng thời, chỉ ra bản chất phân biệt đối xử của thuế quan”. Quốc gia này cho biết mình có quyền đưa ra các biện pháp và yêu cầu bổ sung liên quan đến các vấn đề được xác định tại đây trong quá trình tham vấn và trong bất kỳ yêu cầu thành lập hội đồng nào trong tương lai.
Được biết, kể từ tháng 12/2019, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO đã bị tê liệt sau sự sụp đổ của Cơ quan Phúc thẩm, cơ quan ra phán quyết cuối cùng trong các tranh chấp. Chính quyền đầu tiên của ông Trump và Joe Biden đã chặn việc bổ nhiệm các Thẩm phán mới vào Cơ quan Phúc thẩm vì họ cho rằng tư pháp đã lạm quyền trong các tranh chấp. Cơ quan này không thể hoạt động nếu có ít hơn 3 Thẩm phán.
Việt Nam sẵn sàng ứng phó
Trước diễn biến mới có thể ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam, làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam yêu cầu các Bộ ngành liên quan chuẩn bị kịch bản, chủ động lên phương án đối phó, tập trung vào việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng lợi thế từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), thúc đẩy đầu tư công và nâng cao năng lực cạnh tranh để giảm thiểu tác động tiêu cực.
>>> XEM THÊM: Chính sách thuế mới của ông Trump ảnh hưởng đến cộng đồng người Việt tại Mỹ thế nào?
Hong Kong sẽ khiếu nại lên WTO
Hong Kong chỉ trích Mỹ bỏ qua Quy chế đặc khu hải quan riêng, trái ngược với các quy định của WTO, khiến hoạt động thương mại gặp bất lợi. Quốc gia này cho biết sẽ nộp đơn khiếu nại lên WTO.
Tuần trước, Bưu điện Mỹ đã đình chỉ tất cả thư và bưu phẩm từ Trung Quốc và Hồng Kông, sau đó đã hủy bỏ quyết định này ngay sau đó. Động thái ngừng chấp nhận bưu kiện từ Trung Quốc và Hồng Kông đã gây ra sự hỗn loạn và bối rối cho các nhà bán lẻ và các công ty vận chuyển nhanh về cách ứng phó với thuế quan của Mỹ.
Hong Kong từ lâu đã được biết đến là trung tâm thương mại tự do và cởi mở, nhưng việc Trung Quốc áp đặt Luật an ninh quốc gia toàn diện đối với Hồng Kông vào năm 2020 đã vấp phải sự chỉ trích từ Mỹ và khiến nước này chấm dứt tình trạng đặc biệt của thuộc địa cũ của Anh theo luật pháp Mỹ, làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ.
Sau đó, Mỹ quy định rằng hàng hóa sản xuất tại Hong Kong để xuất khẩu sang Mỹ cần phải dán nhãn sản xuất tại Trung Quốc, chấm dứt một trong những lợi thế cạnh tranh lâu đời của Hong Kong với tư cách là trung tâm thương mại.
Úc tự tin sẽ được Mỹ miễn thuế
Thủ tướng Úc Anthony Albanese cho biết Mỹ đang xem xét miễn thuế thép và nhôm nhập khẩu từ Úc. Ông Trump cũng thừa nhận Úc là một trong số ít quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ, điều này làm tăng khả năng được xem xét miễn trừ. Trong khi cả ông Trump và ông Albanese đều ca ngợi thặng dư thương mại, các quan chức Nhà Trắng cho biết Úc là nhân tố lớn trên thị trường nhôm và “các công ty ở Úc cũng chính là những công ty hoạt động ở Canada và họ liên tục tấn công vào thị trường Mỹ”.
Bản tuyên bố do Tổng thống Mỹ ký cũng nêu rõ lượng nhôm nhập khẩu từ Úc đã tăng vọt kể từ năm 2024. Úc đã bỏ qua cam kết bằng lời nói về việc tự nguyện hạn chế xuất khẩu nhôm ở mức hợp lý. Khi mức thuế quan tương tự được áp dụng dưới thời chính quyền Trump trước đó, phải mất 4 tháng trước khi cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull đảm bảo rằng Úc sẽ được xem xét miễn trừ. Cuối cùng, việc miễn trừ đã được đảm bảo khoảng 1 năm sau khi mức thuế được công bố. Khi được hỏi liệu ông có tự tin rằng lệnh miễn trừ sẽ được chấp thuận không, ông Albanese đã từ chối giải thích thêm.
Quan hệ thương mại bền vững, cùng với lập trường rõ ràng từ phía Úc, là yếu tố giúp quốc gia này tự tin rằng mình sẽ được miễn trừ trong thời gian tới.
New Zealand lạc quan
Dù đối mặt với chính sách thuế mới, New Zealand vẫn tự tin duy trì quan hệ thương mại ổn định với Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Nicola Willis nhấn mạnh Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của New Zealand, với thặng dư thương mại 3.5 tỷ NZD, giúp quốc gia này duy trì vị thế quan trọng.
Ngoài ra, New Zealand là thành viên của Liên minh Five Eyes, tạo nền tảng cho quan hệ hợp tác vững chắc. Bà Willis khẳng định nước này đã sẵn sàng ứng phó nếu Mỹ áp thuế, đồng thời hưởng lợi từ đồng NZD yếu, giúp hàng hóa xuất khẩu cạnh tranh hơn. Với những lợi thế này, New Zealand tự tin sẽ duy trì thương mại ổn định với Mỹ.
New Zealand khẳng định duy trì quan hệ thương mại ổn định với Mỹ dù đối mặt với chính sách thuế của ông Trump
>>> XEM THÊM: New Zealand lạc quan về mối quan hệ thương mại với Mỹ dù toàn cầu đối mặt với mối đe dọa thuế quan
Brazil sẽ đáp trả tương xứng
Trước nguy cơ bị áp thuế, Brazil tuyên bố sẽ có biện pháp trả đũa tương xứng nếu Mỹ nhắm vào hàng hóa xuất khẩu từ quốc gia này. Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva khẳng định nếu ông Trump đánh thuế hàng hóa nhập khẩu từ Brazil, quốc gia này lập tức áp thuế lên hàng xuất khẩu từ Mỹ.
Với nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ và vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Brazil không chỉ bảo vệ lợi ích thương mại mà còn gửi tín hiệu mạnh mẽ về sự độc lập kinh tế. Chính phủ Brazil sẵn sàng điều chỉnh chính sách để đối phó với các rủi ro từ chính sách bảo hộ của Mỹ, đảm bảo duy trì sức cạnh tranh và ổn định kinh tế trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.
Columbia chọn cách giải quyết ôn hòa với Mỹ
Thay vì đối đầu, Colombia ưu tiên đối thoại để duy trì quan hệ thương mại với Mỹ. Ban đầu, Tổng thống Gustavo Petro tuyên bố đáp trả thuế quan, nhưng sau đàm phán, Colombia chấp nhận tiếp nhận người di cư từ Mỹ, giúp hạ nhiệt căng thẳng.
Cách tiếp cận mềm mỏng này không chỉ giúp Colombia tránh được nguy cơ áp thuế mà còn bảo vệ các ngành kinh tế quan trọng như cà phê và hoa xuất khẩu, đảm bảo ổn định cho hàng trăm nghìn lao động phụ thuộc vào thương mại với Mỹ.
Liên minh Châu Âu sẵn sàng thực hiện các biện pháp trả đũa
Trước quyết định áp thuế 25% lên nhôm và thép của Mỹ, EU lên án chính sách thuế quan của Mỹ là thiếu hợp lý và đe dọa sẽ đáp trả bằng các biện pháp tương xứng. Thêm vào đó, Pháp và Đức cũng tuyên bố sẽ không nhượng bộ nếu Mỹ tiếp tục duy trì thuế nhập khẩu cao. Với tiền lệ từng phản công thuế quan của Mỹ vào năm 2018, EU sẵn sàng triển khai các biện pháp trả đũa tương xứng để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình.
Tác động của chính sách thuế mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu
Chính sách thuế mới của chính quyền Trump không chỉ ảnh hưởng đến thương mại song phương mà còn có nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Để ứng phó với tình hình này, có thể tham khảo cách mà Trung Quốc đã làm là một số nhà sản xuất tăng sản lượng tại các quốc gia lân cận như Mexico, Thái Lan và Ba Lan để tránh thuế nhập khẩu của Mỹ. Rõ ràng là khi đối diện với rào cản thuế quan mới, ngay lập tức các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ tìm cách mở rộng chuỗi cung ứng và sản xuất của họ sang các thị trường thay thế nhằm tránh các chi phí phát sinh thêm.
Thật vậy, đối diện với tình huống hiện tại, một số quốc gia Châu Á đang bắt đầu chuyển hướng mở rộng thị trường mới sang Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Không có giải pháp nào là hoàn hảo, nhưng giải pháp phù hợp nhất là sẵn sàng kế hoạch ứng phó bằng việc tìm chuỗi cung ứng thay thế, mở rộng thị trường sang các khu vực lân cận với chi phí thấp và lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro. Tình hình chiến tranh thương mại hiện tại có thể vừa là thách thức, nhưng cũng vừa là cơ hội đối với các quốc gia chịu ảnh hưởng nói chung và các doanh nhân, nhà đầu tư nói riêng. Tình hình sức khỏe của một doanh nghiệp được chứng minh rõ ràng nhất nếu có thể vượt qua giai đoạn này và duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Đứng trước diễn biến căng thẳng của cuộc chiến thương mại, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng trước mỗi quyết định để giảm thiểu rủi ro. Để cập nhật thông tin mới nhất về chính sách của Mỹ, quý vị vui lòng truy cập Chuyên mục Tin tức của SI Group.
🏢: Tầng 44 Bitexco Financial Tower, 02 Hải Triều, Bến Nghé, Quận 1, HCM.
🏛️: Tầng 19, Capital Place, 29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
☎️: (+84)979 355 355
Facebook | Zalo | Linkedin | Youtube
>> XEM THÊM:
- Sinh viên vay tiền học ở Mỹ cần lưu ý gì khi Tổng thống Trump giải thể Bộ Giáo dục?
- Giải thích các Sắc lệnh hành pháp về nhập cư do Tổng thống Donald Trump ban hành
- Cập nhật mức thuế thu nhập Mỹ 2025
- Bitcoin giảm mạnh sau lệnh áp thuế quan của ông Trump
- Chính sách định cư Mỹ thay đổi thế nào sau khi Tổng thống Trump nhậm chức?
- 6 thay đổi sâu rộng sẽ được thực hiện ngay khi ông Trump nhậm chức
- Tổng quan dự đoán thay đổi trong chính sách định cư Mỹ 2025
- Ông Trump có quyền bãi bỏ quy định “sinh ra ở Mỹ mặc nhiên là công dân Mỹ” không?
- Sinh con ở Mỹ có được nhập quốc tịch không? Thủ tục & quyền lợi
- Phân tích thị trường vàng, chứng khoán, bitcoin và bất động sản trước mối đe dọa thuế mới của ông Trump
Để được tư vấn chính xác, nhanh chóng và bảo mật, Quý khách liên hệ trực tiếp Hotline (+84) 979 355 355 hoặc để lại thông tin. Đội ngũ với hơn 20 năm kinh nghiệm của SI Group luôn sẵn sàng để kết nối và tư vấn miễn phí.