Tin tức

Schengen kết nạp thêm thành viên mới, mở ra tương lai đầy triển vọng: Ai được hưởng lợi nhiều nhất? 

Quốc gia: Định cư EU
Chương trình: Giải pháp An cư
Người đăng: Nguyễn Trúc Anh Cập nhật: 23/03/2024

Năm 1985, tại ngôi làng nhỏ Schengen ở Luxembourg, 5 quốc gia thành viên gồm Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg ký Hiệp định bãi bỏ kiểm soát biên giới giữa các quốc gia này, để người dân được quyền tự do đi lại trong vùng lãnh thổ. 

Cơ chế thiết lập khu vực Schengen tương tự như hoạt động của một Nhà nước duy nhất, mọi việc kiểm soát biên giới chỉ được thực hiện bên ngoài vùng lãnh thổ này đối với du khách xuất nhập cảnh và hầu như không có kiểm soát nội bộ giữa các quốc gia thành viên. 

Đến năm 1990, các quốc gia ký Hiệp ước mới thay thế Hiệp định cũ, và kết nạp thêm thành viên mới là Ý. Lần lượt những năm sau đó, Schengen kết nạp thêm các thành viên và mới đây nhất là Bulgaria và Romania, nâng tổng số lên 29 quốc gia thành viên.

29 quốc gia thuộc khối Schengen 

Diện tích: 4 triệu km2

Dân số: Hơn 420 triệu người

Áo

Croatia 

Hy Lạp

Malta

Slovenia

Ba Lan 

Đan Mạch

Iceland

Na Uy

Tây Ban Nha 

Bồ Đào Nha

Đức

Latvia

Pháp

Thụy Điển

Bỉ

Estonia

Liechtenstein

Phần Lan 

Thụy Sĩ 

Bulgaria 

Hà Lan

Litva

Romania

Ý

Cộng hòa Séc

Hungary 

Luxembourg

Slovakia

 

Thống kê cho thấy, mỗi ngày có khoảng 3.5 triệu người qua lại biên giới giữa các quốc gia để học tập, làm việc hoặc thăm người thân, bạn bè và gần 1.7 triệu người cư trú tại quốc gia này, nhưng lại làm việc ở quốc gia khác trong khối. 

Trở thành thành viên Schengen, công dân của các quốc gia được quyền tự do đi lại, học tập và làm việc giữa các nước thành viên mà không phải chịu sự kiểm soát biên giới. Điều này góp phần tăng cường và thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc gia thành viên. Đồng thời, tăng cường kiểm soát an ninh nội bộ giữa các quốc gia trong khu vực.

Các công dân ngoài EU đến khu vực này sinh sống hoặc du lịch, du học, kinh doanh, v.v. cũng có thể qua lại giữa các quốc gia thuộc khu vực Schengen mà không phải qua kiểm soát biên giới trong vòng tối đa 90 ngày nếu đáp ứng đủ các điều kiện nhất định. 

Đối với các du khách quá cảnh hoặc có ý định lưu trú tại khu vực trong thời gian ngắn, EU đã thiết lập quy định chung về thị thực. Chính sách này là cần thiết để Schengen hoạt động hiệu quả bởi tạo điều kiện thuận lợi cho du khách vào EU và tăng cường an ninh nội bộ.

Với những quyền lợi hấp dẫn dành cho các quốc gia thành viên, công dân của các quốc gia này và cả khách đến lưu trú, để trở thành một phần của Schengen không hề dễ dàng, bởi trước mắt phải đáp ứng các điều kiện tiên quyết sau đây:

  • Áp dụng quy tắc chung của Schengen, ví dụ như kiểm soát biên giới, cấp thị thực, hợp tác với cảnh sát trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. 
  • Thay mặt các quốc gia thành viên khác chịu trách nhiệm kiểm soát ngoài biên giới và cấp visa Schengen. 
  • Hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật của Schengen để duy trì mức độ an ninh cao sau các biện pháp kiểm soát biên giới nội bộ bị bãi bỏ.
  • Kết nối sử dụng hệ thống thông tin Schengen. 

Sau đó, các quốc gia này cần trải qua loạt đánh giá của các nước thành viên để xem có đáp ứng đủ điều kiện không. Đến khi có đủ các đánh giá xác nhận sẵn sàng để tham gia và được sự chấp thuận, nhất trí của Nghị viện Châu Âu, quốc gia đó mới chính thức được kết nạp và trở thành thành viên. 

Schengen đã và đang hướng tới mục tiêu phát triển khu vực mạnh mẽ và kiên cường hơn bằng Chiến lược biến khu vực này thành khu vực tự do di chuyển lớn nhất thế giới. 

Tuy nhiên, tham vọng này vấp phải một số lo ngại về vấn đề an ninh khu vực. Bởi chỉ cần một quốc gia thành viên kiểm soát thiếu nghiêm ngặt, sẽ ảnh hưởng đến an ninh của các quốc gia nội bộ. 

Dù vậy, Schengen sẽ không thể hoàn thiện nếu không có các quốc gia thành viên. Schengen phát triển toàn diện hơn sẽ là Schengen mạnh mẽ và an toàn. Trong nhiều năm qua, các quốc gia thành viên đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của khu vực, kể cả trong thời gian xảy ra đại dịch và mới đây nhất là cuộc chiến ở Ukraine. 

Theo thống kê các quốc gia giàu nhất Châu Âu, chiếm đa số vẫn là các thành viên khối Schengen. Thông tin này lần nữa khẳng định tiềm năng phát triển mạnh mẽ của các quốc gia sau khi gia nhập khối Schengen:

Ủy ban Châu Âu cho biết “Khu vực Schengen được mở rộng sẽ làm cho EU trở nên mạnh mẽ hơn, với tư cách là Liên minh, cả trong nội bộ và toàn cầu”. Như vậy, các nước Châu Âu và người dân của các quốc gia này sẽ là các đối tượng hưởng lợi nhiều nhất. Dẫn chứng có thể thấy từ bức tranh của quốc gia mới gia nhập Schengen vào năm ngoái, Croatia. Chi tiết được tiếp tục thông tin trong bài viết tiếp theo tại đây

Các tin tức liên quan
Liên Hệ Tư Vấn
Điều làm nên khác biệt của SI Group chính là từng giải pháp được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu, điều kiện riêng biệt của từng Quý khách hàng. Chúng tôi cung cấp giải pháp tối ưu nhất dành riêng cho Quý khách, đồng thời cam kết tỷ lệ thành công và thời gian hoàn thành cho từng dịch vụ.
Để được tư vấn chính xác, nhanh chóng và bảo mật, Quý khách liên hệ trực tiếp Hotline (+84) 979 355 355 hoặc để lại thông tin. Đội ngũ với hơn 20 năm kinh nghiệm của SI Group luôn sẵn sàng để kết nối và tư vấn miễn phí.