Romania và Bulgaria chính thức gia nhập khối Schengen
Hội đồng Châu Âu chính thức thông qua quyết định đưa Romania và Bulgaria vào khu vực Schengen kể từ ngày 31/12/2023 bằng việc dỡ bỏ kiểm soát ở biên giới trên không và đường biển tại hai quốc gia này, theo kế hoạch trước đó đưa ra. Điều này có nghĩa là từ tháng 3/2024, công dân của hai quốc gia này có thể tự do qua lại giữa các nước trong khu vực Schengen mà không có sự kiểm soát biên giới.
Ủy ban Châu Âu thông báo rằng các cuộc đàm phán về thời điểm có khả năng dỡ bỏ việc kiểm tra người dân ở biên giới đất liền nội bộ sẽ tiếp tục vào năm 2024. Hội đồng dự kiến sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này trong một khoảng thời gian hợp lý.
EU sẽ hỗ trợ Bulgaria và Romania trong việc bảo vệ biên giới bên ngoài của Liên minh thông qua hỗ trợ tài chính và trợ giúp từ Frontex (Cơ quan Biên phòng Châu Âu quản lý biên giới ngoài khu vực và chống tội phạm xuyên biên giới). Bộ luật biên giới Schengen cho phép các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời trong trường hợp có rủi ro đáng kể đối với chính sách công hoặc an ninh nội bộ.
‘’Việc Romania và Bulgaria gia nhập vào khối Schengen sẽ giúp khu vực trở nên giàu mạnh hơn” – Margaritis Schinas, Phó Chủ tịch Văn hóa đời sống Châu Âu nhận định.
Khối Schengen – Thành tựu vĩ đại nhất
Khu vực tự do di chuyển Schengen của Châu Âu là một trong những thành tựu vĩ đại nhất được công dân EU đánh giá cao. Hiện tại, khu vực Schengen có diện tích hơn 4 triệu km2 với dân số gần 420 triệu người và bao gồm 27 quốc gia. Mở rộng ra, khu vực Schengen bao gồm 29 quốc gia.
Để gia nhập khu vực Schengen, các quốc gia phải đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về biên giới hàng không, thị thực, hợp tác với cảnh sát trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Quyền lợi của quốc gia sau gia nhập Schengen
Việc tham gia vào khu vực Schengen mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các quốc gia thành viên bằng chính sách cho phép tự do đi lại, điều này rất quan trọng đối với thị trường nội địa của EU. Đơn cử, nếu cho phép tự do đi lại, không kiểm soát giữa các quốc gia thuộc khối Schengen, lượng khách du lịch cũng như hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên đáng kể. Điều này góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia thành viên phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, đây sẽ là cơ sở để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng đến với các quốc gia thành viên.
Ngoài ra, khu vực này thiết lập hệ thống kiểm soát an ninh chặt chẽ bằng Hệ thống thông tin Schengen truy cập dữ liệu cá nhân từng đến khu vực, giúp ngăn chặn những người từng bị từ chối từ các quốc gia khác vì lý do cụ thể, chẳng hạn vi phạm liên quan đến khủng bố.
Quốc gia mới gia nhập Schengen – Croatia
Croatia gia nhập khối Schengen từ 01/01/2023, sử dụng chung đồng Euro và thực hiện đầy đủ các quy tắc của khu vực này.
Các quốc gia không tham gia Schengen
Ireland
Ireland là quốc gia Châu Âu duy nhất lựa chọn quyền không tham gia khu vực Schengen bằng việc không tham gia vào chính sách của Liên minh. Ví dụ cụ thể về quyền chọn không tham gia bao gồm:
- Quyền chọn không tham gia vào Hiệp định Schengen: Ireland;
- Quyền chọn không tham gia vào Liên minh kinh tế tiền tệ: Đan Mạch;
- Quyền chọn không tham gia vào hệ thống quốc phòng: Đan Mạch;
- Quyền chọn không tham gia vào Hiến chương về các quyền cơ bản của EU: Ba Lan;
- Quyền chọn không tham gia vào tự do, an ninh và công lý: Đan Mạch và Ireland (Ireland có thể lựa chọn các sáng kiến nếu muốn).
Giải thích thêm về quyền chọn không tham gia: Đây là phương tiện đảm bảo quốc gia thành viên nhất định không muốn tham gia vào một lĩnh vực cụ thể trong Chính sách của Liên minh Châu Âu, họ có quyền lựa chọn không tham gia để tránh xảy ra mâu thuẫn hoặc rơi vào tình trạng bế tắc chung.
Cộng hòa Síp
Cộng hòa Síp hiện không phải là thành viên của khu vực Schengen nhưng đã bày tỏ cam kết thực hiện đánh giá để đáp ứng tất cả yêu cầu cần thiết để tham gia vào khu vực.
Hệ thống miễn thị thực ETIAS dự kiến áp dụng từ giữa 2025
Giấy phép du lịch điện tử ETIAS sẽ được các cơ quan có thẩm quyền thực thi vào giữa năm 2025 đối với tất cả các quốc gia được miễn thị thực. Hơn 1,4 tỷ cá nhân từ hơn 60 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh, sẽ cần phải có giấy phép du lịch này để vào hầu hết các quốc gia Châu Âu.
Khu vực Schengen ở Châu Âu là điểm đến nổi tiếng, chào đón hàng triệu du khách quốc tế ghé thăm. Năm 2022, Châu Âu thu hút 65% lượng khách du lịch toàn cầu, khiến nơi đây trở thành khu vực được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới.
Hàng ngày, có khoảng 3.5 triệu người vượt biên giới nội bộ để làm việc, học tập hoặc thăm người thân và gần 1.7 triệu người sống ở một quốc gia thuộc khối Schengen trong khi làm việc ở một quốc gia khác. Ước tính người châu Âu đã bay 1,25 tỷ chuyến trong khối Schengen mỗi năm. Điều này tác động tích cực đến ngành du lịch và văn hóa của khu vực này.
Để được tư vấn chính xác, nhanh chóng và bảo mật, Quý khách liên hệ trực tiếp Hotline (+84) 979 355 355 hoặc để lại thông tin. Đội ngũ với hơn 20 năm kinh nghiệm của SI Group luôn sẵn sàng để kết nối và tư vấn miễn phí.