https://sigroup.vn/wp-content/themes/sigroup/assets/images/ic-seach.png
Tin tức

Chương trình CBI thoái trào, đâu là xu hướng mới cho nhà đầu tư toàn cầu?

Quốc gia: Định cư Châu Âu
Chương trình: TIN TỨC CẬP NHẬT
Người đăng: Nguyễn Ngọc Hải Quỳnh Cập nhật: 28/03/2025

Chương trình CBI (viết tắt từ Citizenship by Investment) là chương trình đầu tư sở hữu quốc tịch của một số quốc gia, đặc biệt là quốc gia nhỏ hoặc đang phát triển, cho phép nhà đầu tư nước ngoài đóng góp khoản đầu tư đáng kể vào bất động sản, Quỹ phát triển quốc gia hoặc doanh nghiệp để sở hữu quốc tịch. Trong hơn thập kỷ qua, các Chương trình CBI trở nên phổ biến đối với các quốc gia vùng Caribbean (Antigua & Barbuda, Dominica, Grenada, Saint Kitts & NevisSaint Lucia), Châu Âu và một số quốc gia Châu Á, tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân sách của các quốc gia này. 

Từng được xem là “thiên đường hộ chiếu thứ hai” hấp dẫn giới đầu tư toàn cầu bởi đặc quyền tự do đi lại miễn thị thực toàn cầu với vốn thấp, các điều kiện tương đối đơn giản nhưng giờ đây các Chương trình CBI nhắm vào các quốc gia Caribbean đang bước vào giai đoạn thoái trào.  

Phân tích suy thoái chung của các Chương trình CBI 

Các Chương trình CBI đang bước vào giai đoạn suy thoái chung bởi áp lực chính trị và pháp lý đến từ các cường quốc, cũng như mối đe dọa về an ninh và tính minh bạch của các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu quốc tịch theo chương trình này. Cụ thể: 

Áp lực chính trị pháp lý đến từ EU, Mỹ, Anh và OECD  

Kể từ khi xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nhiều quốc gia EU đã bắt đầu chỉ trích mạnh mẽ các Chương trình CBI bởi lo ngại các vấn đề an ninh, rửa tiền và trốn thuế. Khu vực này từng yêu cầu Malta và Đảo Síp chấm dứt Chương trình CBI. Bên cạnh đó, các quốc gia ở vùng Caribbean liên tục chịu sức ép từ EU về việc cấm nhập cảnh, cấm vận hoặc bãi bỏ quyền miễn thị thực nếu không cải cách hoặc chấm dứt Chương trình CBI. 

Năm 2024, các quốc gia ở vùng Caribbean đã thực hiện hàng loạt cải cách, song, theo Báo cáo mới nhất từ Ủy ban Châu Âu, những nỗ lực này dường như không mang lại kết quả như mong muốn. Trước đó, Ủy ban Châu Âu cảnh báo về việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài sau khi “mua quốc tịch” đã thay đổi họ tên và danh tính, gây khó khăn trong việc kiểm soát biên giới và thực thi các bản án cũng như truy nã quốc tế. Vì vậy, mới đây, các thành viên của Hội đồng Châu Âu đã bỏ phiếu thông qua đề xuất bãi bỏ quyền miễn thị thực đối với các quốc gia CBI ở vùng Caribbean.

Tại Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, ông đã bắt đầu triển khai hàng loạt chính sách kiểm soát tình hình nhập cư vốn gây ra nhiều lo ngại về an ninh biên giới cho quốc gia này. Ngoài các biện pháp trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, áp thuế cao đối với Canada, Trung Quốc và Mexico cho đến khi các quốc gia này kiểm soát chặt chẽ tình hình nhập cư, ông còn đề xuất cấm công dân từ nhiều quốc gia (trong đó có các quốc gia CBI) đến Mỹ. 

Tại Vương Quốc Anh, sau sự kiện brexit, quốc gia này tiếp tục chiến dịch chống lại Hộ chiếu Vàng. Theo đó, vào tháng 07/2023, Chính phủ Vương Quốc tuyên bố bãi bỏ quyền miễn thị thực đối với Dominica, nghĩa là công dân Dominica muốn đến Vương Quốc Anh phải xin thị thực, chứ không được miễn như trước, bởi Chương trình CBI của Dominica được đánh giá là thiếu minh bạch và dễ bị lợi dụng. Song song với việc bãi bỏ này, Vương Quốc Anh đưa ra cảnh báo với 4 quốc gia CBI còn lại ở vùng Caribbean về việc sẽ bãi bỏ quyền miễn thị thực nếu họ vẫn tiếp tục bán quốc tịch. Ngay cả ở Vương Quốc Anh, Chính phủ đã tuyên bố đóng hẳn Chương trình Thị thực Đầu tư (Tier 1) từ năm 2022 do quan ngại về nguy cơ rửa tiền và tội phạm tài chính núp bóng dưới hình thức đầu tư.

Ngoài ra, OECD và các tổ chức tài quốc tế khác cũng đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ Chương trình CBI bị lạm dụng bởi các tội phạm có thể sử dụng để che giấu danh tính và rửa tiền, gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng toàn cầu. Từ năm 2018, OECD đã liệt kê danh sách các quốc gia CBI vào nhóm rủi ro cao trong việc minh bạch hóa thông tin tài chính. Điều này khiến các quốc gia bị giám sát chặt chẽ hơn và mất dần các ưu đãi về thuế. Cái giá mà các quốc gia này phải chịu là uy tín và mối quan hệ đối ngoại với các quốc gia khác. 

Từ EU đến Vương Quốc Anh, Mỹ và các diễn đàn kinh tế đa phương đều thống nhất chung quan điểm siết chặt hoặc thậm chí phải bãi bỏ các Chương trình CBI, khiến nhiều quốc gia phải thay đổi chính sách cho phép các nhà đầu tư sở hữu quốc tịch. Vì những lý do này khiến xếp hạng hộ chiếu của các quốc gia CBI sụt giảm nghiêm trọng và không còn cạnh tranh như trước. 

Các Chương trình CBI suy thoái do áp lực chính trị, lo ngại an ninh và minh bạch từ EU, Mỹ, Vương Quốc Anh và OECD, khiến nhiều quốc gia phải điều chỉnh chính sách quốc tịch.

Các quốc gia dần đóng cửa các Chương trình Thị thực Vàng 

Nhiều quốc gia phát triển từng triển khai các Chương trình Đầu tư định cư hoặc Chương trình Đầu tư Sở hữu Quốc tịch đã tự nguyện thu hẹp hoặc thậm chí chấm dứt chương trình dẫn đến hệ quả suy thoái chung của chương trình.  

Sau nhiều năm bị chỉ trích về việc tạo ra kẽ hở cho dòng tiền bẩn từ Nga và Trung Quốc đổ vào cùng với căng thẳng leo thang và báo cáo về việc nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng chương trình, Chính phủ Vương Quốc Anh quyết định chấm dứt Chương trình Thị thực Đầu tư (Tier 1) từ tháng 02/2022. 

Tiếp theo đến Ireland, quốc gia này đưa ra thông báo ngừng nhận hồ sơ mới cho Chương trình Đầu tư Định cư (IIP) kể từ ngày 15/02/2023 dựa trên những cân nhắc mà Ủy ban Châu Âu đưa ra vì lý do an ninh. 

Dự báo xu hướng mới cho các nhà đầu tư toàn cầu 

Đứng trước tình hình các Chương trình CBI thoái trào và có thể bị kiểm soát chặt chẽ chứ không còn phổ biến như giai đoạn 2015-2020 hoặc chấm dứt trong vài năm tới, một số quốc gia bắt đầu chuyển hướng sang mô hình Thị thực Vàng (Golden Visa) – nghĩa là Đầu tư Sở hữu Quyền cư trú hoặc Thẻ thường trú (RBI – Residency by Investment), thay vì sở hữu quốc tịch. Các chương trình này được đánh giá là ít gây ra tranh cãi và giúp các quốc gia dễ kiểm soát tình hình nhập cư hơn. Về phía các nhà đầu tư quốc tế, họ đánh giá Chương trình RBI linh hoạt và an toàn hơn so với Chương trình CBI. 

Ngoài ra, một số chuyên gia nhận định rằng các quốc gia cũng có thể theo xu hướng mô hình đầu tư hybrid, nghĩa vẫn cấp quốc tịch cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng yêu cầu đóng góp đặc biệt vào các lĩnh vực khoa học, văn hóa, quốc phòng, v.v. được xem là mô hình thay thế bền vững hơn. 

Lời khuyên dành cho nhà đầu tư toàn cầu 

Linh hoạt trước biến đổi của tình hình, chuyển sang giải pháp sở hữu hộ chiếu đa chiến lược và phi truyền thống, nghĩa là thay vì chạy theo việc sở hữu quốc tịch thứ hai thông qua Chương trình CBI, các nhà đầu tư có thể hướng tới lộ trình cư trú thực tế hoặc kết hợp Golden Visa và nhập tịch sau 5-10 năm. 

Trong bối cảnh các quốc gia đang định hình lại chính sách nhập tịch mới để cân bằng mục tiêu thu hút nhà đầu tư nước ngoài và bảo vệ an ninh cũng như uy tín quốc gia, các nhà đầu tư toàn cầu nên cẩn trọng cân nhắc kỹ lưỡng tính bền vững và pháp lý của các lộ trình sở hữu quốc tịch. 

Để được tư vấn cụ thể hơn giải pháp thay thế khi Chương trình CBI thoái trào, quý vị vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia của SI Group:

🏢: Tầng 44 Bitexco Financial Tower, 02 Hải Triều, Bến Nghé, Quận 1, HCM.

🏛️: Tầng 19, Capital Place, 29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

☎️: (+84)979 355 355

Khám phá thêm về SI Group

Facebook | Zalo | Linkedin | Youtube

>>> XEM THÊM: 

 

Liên Hệ Tư Vấn
Điều làm nên khác biệt của SI Group chính là từng giải pháp được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu, điều kiện riêng biệt của từng Quý khách hàng. Chúng tôi cung cấp giải pháp tối ưu nhất dành riêng cho Quý khách, đồng thời cam kết tỷ lệ thành công và thời gian hoàn thành cho từng dịch vụ.
Để được tư vấn chính xác, nhanh chóng và bảo mật, Quý khách liên hệ trực tiếp Hotline (+84) 979 355 355 hoặc để lại thông tin. Đội ngũ với hơn 20 năm kinh nghiệm của SI Group luôn sẵn sàng để kết nối và tư vấn miễn phí.