https://sigroup.vn/wp-content/themes/sigroup/assets/images/ic-seach.png
Tin tức

Úc sửa đổi Đạo luật Di trú 2024: Phạt nặng người sử dụng lao động vi phạm

Quốc gia: Định cư Úc
Chương trình: TIN TỨC CẬP NHẬT
Người đăng: Nguyễn Trúc Anh Cập nhật: 23/03/2024

Đạo luật Di trú sửa đổi 2024 (Tăng cường Tuân thủ đối với Người sử dụng lao động) được thông qua vào cuối tháng 2 và có hiệu lực áp dụng kể từ 01/7/2024, sẽ tăng hình phạt đối với người sử dụng lao động bóc lột lao động tạm trú và cấm tuyển dụng lao động nước ngoài nếu có các vi phạm nghiêm trọng. 

Quy định mới này nhằm mục đích ngăn chặn người sử dụng lao động gây áp lực đối với lao động tạm trú để tham gia các thỏa thuận lao động dẫn đến việc lao động đó vi phạm điều kiện visa làm việc. 

Xem thêm: Úc cập nhật kế hoạch hành động Chiến lược Di cư mới nhất

Đạo luật Di trú 1958 có nhiều hạn chế về những gì mọi người có thể và không thể làm. Các điều này hầu hết nằm trong Phụ lục 8 của Quy định Di trú 1994, trong đó liệt kê các điều kiện visa áp dụng đối với chủ sở hữu visa tạm trú. Liên quan đến quyền làm việc, điều kiện visa có thể hạn chế: 

  • Làm việc toàn thời gian, chẳng hạn điều kiện visa 8101; 
  • Thời gian làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào, chẳng hạn điều kiện visa 8547; 
  • Không phải là công dân Úc thì có thể làm việc cho ai, chẳng hạn điều kiện visa 8607; 
  • Tần suất làm việc, chẳng hạn điều kiện visa 8105.

Điểm khác biệt quan trọng ngoài các điều kiện visa này là quy định quyền làm việc đối với những người không phải là công dân Úc. Những người không phải là công dân Úc, không có visa và cư trú bất hợp pháp đều không có quyền làm việc. Điều này được làm rõ trong tiểu mục 235(3) của Đạo luật quy định rằng, những người nước ngoài cư trú bất hợp pháp làm việc tại Úc dù nhận được tiền hay không, đều bị xem là hành vi phạm tội.

Theo pháp luật về di trú, việc làm được định nghĩa đơn giản chỉ là hoạt động thu hút thù lao tại Úc. Điều này bao gồm các thỏa thuận liên quan đến việc thanh toán tiền nhưng cũng bao gồm bất kỳ thỏa thuận nào trong đó tiền sẽ được trả, nhưng không thực sự không được trả. Thực tế chỉ áp dụng loại trừ đối với các công việc mang tính chất tình nguyện. 

Vi phạm điều kiện cấp visa làm việc là con dao 2 lưỡi đối với người sử dụng lao động và người lao động. Người lao động có thể bị hủy visa và/hoặc trục xuất khỏi Úc ngoài vấn đề bị phạt tiền do vi phạm điều kiện visa hoặc làm việc trái pháp luật, trong khi đó, người sử dụng lao động có thể ngồi tù hoặc đối diện với án phạt dân sự vì đã cho phép hoặc giới thiệu người nước ngoài làm việc. 

Các điều khoản mới trước hết tăng hình phạt đối với các hành vi phạm tội hiện hữu với mức tăng gấp 4 lần, nhưng có thể còn tăng nữa. 

Các hành vi phạm tội liên quan đến sắp xếp công việc

Luật mới quy định các hành vi phạm tội và hình phạt dân sự đối với các tội liên quan đến sắp xếp công việc, được xác định rõ ràng bao gồm các hoạt động phi công việc, không khác gì với các hoạt động thu hút tiền thù lao. Ví dụ, bao gồm việc giao nộp hộ chiếu hoặc chấp nhận sự sắp xếp nhà ở không an toàn.

Hành vi phạm tội xảy ra khi ép buộc hoặc gây ảnh hưởng hoặc gây áp lực không đáng có đối với người nước ngoài hợp pháp hoặc bất hợp pháp để chấp nhận hoặc đồng ý với thỏa thuận liên quan đến công việc:

  • Vi phạm điều kiện liên quan đến công việc;
  • Tránh ảnh hưởng bất lợi đến tình trạng nhập cư của họ;
  • Đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin hoặc tài liệu về công việc mà người không phải là công dân hợp pháp đã làm tại Úc.

Điều này bao gồm trường hợp người sử dụng lao động dùng các thỏa thuận làm việc hiện có để gây sức ép với người lao động nước ngoài nhằm thực hiện những việc vi phạm điều kiện visa hoặc gây nguy hiểm cho tình trạng nhập cư của họ

Các biện pháp trừng phạt lao động nhập cư vi phạm 

Người lao động sẽ bị phạt nếu người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp dưới đây: 

  • Trái với quy định bồi thường dân sự của Đạo luật Bình đẳng Việc làm 2009;
  • Bị kết án về tội phạm liên quan đến Đạo luật Di trú;
  • Tuân theo lệnh của Tòa án chống lại người sử dụng lao động liên quan đến phân biệt đối xử lao động nhập cư, trái với hành vi phạm tội nhất định;
  • Bị cấm bảo lãnh lao động nhập cư vì vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh;
  • Không thực hiện thông báo tuân thủ được đưa ra theo Đạo luật Bình đẳng Việc làm hoặc cam kết thi hành được thỏa thuận với Thanh tra Bình đẳng Việc làm. 

Các hành vi này có thể khiến người sử dụng lao động bị cấm tuyển dụng. Riêng đối với các hành vi liên quan đến buôn người, nô lệ, lệ thuộc vì nợ nần sẽ không có giới hạn thời gian áp dụng lệnh cấm, hoặc có thể bị cấm tối đa 5 – 10 năm tùy hành vi phạm tội. Bộ trưởng Bộ Di trú cũng có thể công bố những người sử dụng lao động bị cấm trên website, tương tự như trên Sổ đăng ký của các đơn vị bảo lãnh lao động bị phạt trên website của Hải quan Úc. Những người sử dụng lao động bị cấm phải cung cấp thông tin cho Bộ Nội vụ trong vòng 28 ngày kể từ khi tuyển dụng người nước ngoài. Nghĩa vụ này tồn tại trong vòng 12 tháng sau khi họ không còn bị cấm tuyển dụng. 

Đạo luật này giải quyết những lỗ hổng trong pháp luật hiện hành, chủ yếu liên quan đến bóc lột, nhưng cũng tăng các hình phạt hiện có và bổ sung các rào cản đối với người sử dụng lao động ảnh hưởng đến khả năng bổ sung lực lượng lao động trong tương lai khi cần thiết. Điều này giúp họ nhận thức được nhu cầu tuyển dụng thực sự và visa Úc nói chung. 

Các tin tức liên quan
Liên Hệ Tư Vấn
Điều làm nên khác biệt của SI Group chính là từng giải pháp được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu, điều kiện riêng biệt của từng Quý khách hàng. Chúng tôi cung cấp giải pháp tối ưu nhất dành riêng cho Quý khách, đồng thời cam kết tỷ lệ thành công và thời gian hoàn thành cho từng dịch vụ.
Để được tư vấn chính xác, nhanh chóng và bảo mật, Quý khách liên hệ trực tiếp Hotline (+84) 979 355 355 hoặc để lại thông tin. Đội ngũ với hơn 20 năm kinh nghiệm của SI Group luôn sẵn sàng để kết nối và tư vấn miễn phí.