Chương trình Đầu tư sở hữu Quốc tịch Malta sẽ sớm chấm dứt trong năm 2025
Ngày 29/04/2025, Tòa án Công lý Châu Âu đã ra phán quyết có lợi cho Khu vực Liên minh Châu Âu (EU) trong một vụ kiện, đánh dấu kết thúc Chương trình Đầu tư sở hữu Quốc tịch Malta.
Vì sao Tòa án Công lý Châu Âu buộc Malta chấm dứt Chương trình Đầu tư sở hữu Quốc tịch?
Đại hội đồng tuyên bố rằng Malta đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 20 TFEU và Điều 4.3 TEU. Đồng thời, yêu cầu Malta phải chi trả mọi chi phí pháp lý liên quan đến vụ kiện này.
Tòa án lên án Chương trình Đầu tư sở hữu Quốc tịch Malta vì quốc gia này đã thiết lập các thủ tục nhập tịch mang tính giao dịch, đổi lấy các khoản thanh toán hoặc đầu tư cụ thể. Theo phán quyết, cách làm như vậy giống như thương mại hóa việc cấp quốc tịch của một quốc gia thành viên và rộng hơn là quốc tịch Châu Âu.
Tòa án đã duy trì hành động của Ủy ban chống lại Chính sách Đầu tư sở hữu Quốc tịch đặc biệt (MEIN) của Malta. Phán quyết này khẳng định lập trường của Ủy ban rằng để sở hữu quốc tịch Châu Âu ngoài việc đáp ứng các điều kiện tài chính, nhà đầu tư phải chứng minh được mối liên hệ thực sự giữa họ với quốc gia thành viên EU.
Phía Ủy ban lập luận rằng, bằng cách thiết lập và vận hành Chương trình Đầu tư sở hữu Quốc tịch đã được thể chế hóa, Malta đã vi phạm luật chung EU làm suy yếu nguyên tắc hợp tác và khái niệm quốc tịch Châu Âu.
Với lập luận rằng Malta đã vi phạm luật chung EU làm suy yếu nguyên tắc hợp tác và khái niệm quốc tịch Châu Âu, Tòa án Công lý Châu Âu ra phán quyết yêu cầu quốc gia này chấm dứt Chương trình Đầu tư sở hữu Quốc tịch.
Trong khi đó, Malta bảo vệ lý lẽ của mình rằng, quốc gia đã bảo vệ Chương trình Đầu tư sở hữu Quốc tịch trên cơ sở chủ quyền quốc gia, lập luận việc cấp quốc tịch thuộc thẩm quyền quốc gia, được luật phá quốc tế và Hiệp ước Liên minh Châu Âu hỗ trợ.
Tuy nhiên, Tòa án đã bác bỏ lý lẽ của Malta, nhận định rằng trong khi các quốc gia thành viên vẫn giữ thẩm quyền đối với các quyết định cấp quốc tịch, họ phải tuân theo tiêu chuẩn chung của luật pháp EU.
Tòa án Công lý Châu Âu xác định rằng Malta đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 20 TFEU và Điều 43 TEU. Điều này trái ngược với ý kiến của Tổng chưởng lý Anthony Michael Collins vào tháng 10/2024, trong đó ông khuyến nghị bác bỏ ý kiến của Ủy ban. Cuối cùng, Tòa án yêu cầu Malta phải trả chi phí pháp lý liên quan đến vụ kiện.
Khi phán quyết này có hiệu lực, Malta phải chấm dứt hoàn toàn Chương trình Đầu tư sở hữu Quốc tịch, đáp ứng yêu cầu của Ủy ban được gửi đến Malta vào tháng 10/2020. Malta hiện vẫn là quốc gia thành viên EU duy trì Chương trình Đầu tư sở hữu Quốc tịch sau khi Đảo Síp chấm dứt chương trình vào tháng 11/2020 và Bulgaria bãi bỏ chương trình vào tháng 04/2022.
Quyết định này nhằm hạn chế quyết định cấp quốc tịch của các quốc gia thành viên EU, khi chúng làm ảnh hưởng đến các giá trị chung của quốc tịch Châu Âu. Đồng thời, có ý nghĩa quan trọng đối với các chính sách đầu tư định cư Châu Âu. Vì quốc tịch Châu Âu trao cho cá nhân sở hữu quyền tự do đi lại, tiếp cận thị trường trong khu vực và bỏ phiếu bầu cử – những quyền mà theo Tòa án cần phải đáp ứng nhiều điều kiện hơn ngoài việc đầu tư vốn.
Sau ba lần chuyển vụ việc lên Tòa án Công lý Châu Âu kể từ tháng 09/2022, cuối cùng, Ủy ban chống lại Chính sách Đầu tư sở hữu Quốc tịch đặc biệt của Malta (MEIN) đã giành chiến thắng với khẳng định rằng việc cấp quốc tịch Châu Âu thông qua khoản thanh toán hoặc đầu tư cụ thể mà không có bất kỳ mối liên hệ thực sự nào với quốc gia thành viên có liên quan không còn phù hợp với nguyên tắc hợp tác chân thành.
Phán quyết này đặt ra tiền lệ pháp lý rằng các Chương trình Đầu tư sở hữu Quốc tịch không thể hoạt động trong khuôn khổ pháp lý của EU, n61u không thiết lập mối liên hệ thực sự giữa nhà đầu tư nộp hồ sơ với quốc gia nhập tịch. Phán quyết này làm rõ sự chân bằng giữa quyền giám sát của EU và chủ quyền quốc gia trong việc cấp quốc tịch.
Liệu Malta có thể kháng cáo để giữ lại Chương trình Đầu tư sở hữu Quốc tịch không?
Giới chuyên gia cho rằng Quyết định của Tòa án Công lý Châu Âu đang đi ngược với ý kiến của Tổng Chưởng lý bắt đầu từ chủ nghĩa xã hội trong các thể chế EU.
Theo Điều 256 của Hiệp ước về hoạt động của Liên minh Châu Âu, Tòa án Công lý có thể thụ lý kháng cáo các quyết định do Tòa án chung đưa ra. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu Tòa án chung có phải là cơ quan ra phán quyết cuối cùng không?
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng sau kết quả phán quyết mới đây, họ chỉ nhìn thấy một điều duy nhất là Chương trình Đầu tư sở hữu Quốc tịch Malta sẽ chính thức chấm dứt trong thời gian tới.
Đứng trước bối cảnh các chương trình đầu tư định cư có nhiều thay đổi, việc nắm bắt kịp thời các thông tin là điều cần thiết. Vì vậy, để được tư vấn giải pháp đầu tư thay thế, quý vị vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi:
🏢: Tầng 44 Bitexco Financial Tower, 02 Hải Triều, Bến Nghé, Quận 1, HCM.
🏛️: Tầng 19, Capital Place, 29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
☎️: (+84)979 355 355
Khám phá thêm về SI Group
Facebook | Zalo | Linkedin | Youtube
>>> XEM THÊM:
- Chương trình CBI thoái trào, đâu là xu hướng mới cho nhà đầu tư toàn cầu?
- Châu Âu đề xuất bãi bỏ quyền miễn thị thực đối với công dân đến từ các quốc gia cấp quốc tịch theo diện đầu tư
- Báo cáo kết quả cấp thường trú và quốc tịch Malta 2024
- Đầu tư định cư Malta 2025: So sánh và phân tích 5 lộ trình mới cho các nhà đầu tư
Để được tư vấn chính xác, nhanh chóng và bảo mật, Quý khách liên hệ trực tiếp Hotline (+84) 979 355 355 hoặc để lại thông tin. Đội ngũ với hơn 20 năm kinh nghiệm của SI Group luôn sẵn sàng để kết nối và tư vấn miễn phí.